Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ

Gia Linh |

Trưng bày "Khơi nguồn đạo học" do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thực hiện khai mạc chiều 5/2. Thông qua trưng bày này, người tham quan, du khách hiểu biết hơn về về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích và kết quả nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời xưa.


Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 1.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày Khơi nguồn đạo học tại Hậu đường nhà Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 5/2.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 2.

Trưng bày sử dụng hơn 300 tài liệu hiện vật, chia 4 phần nội dung chính được giới thiệu theo dòng lịch sử để tái hiện lại cuộc đời và những đóng góp của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và những người có tầm ảnh hưởng như Nguyên phi Ỷ Lan, danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh...

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 3.

Trưng bày nối tiếp nội dung với trưng bày Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên thành một chỉnh thể, nhằm giải đáp cho công chúng về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết quả nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 4.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội - khẳng định truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn được đề cao, chú trọng, đặc biệt với những người có công gây dựng nên những thành quả ngày nay.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 5.

"Trưng bày là sự tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển nền giáo dục quốc gia, tạo nên tầng lớp trí thức trong xã hội Việt Nam”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nêu.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 6.

Trưng bày do TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ trì từ hình ảnh, tài liệu do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV... sưu tầm. Những nét thư pháp trong triển lãm do Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Trung Hoàng Long và Phạm Văn Tuấn thực hiện.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 7.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 8.

Thông qua các tài liệu, hiện vật, trưng bày tái hiện không gian di sản văn hóa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách tham quan. Sau khi tham quan trưng bày, du khách hiểu hơn về những đóng góp của những danh nhân đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị đối với đời sống xã hội hiện nay.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 9.

Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám - cho biết trưng bày được thực hiện bởi tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm, có sự giúp đỡ chuyên môn từ các nhà khoa học Việt Nam, các chuyên gia đến từ Pháp.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 10.

"Chúng tôi cùng nhau kể câu chuyện về ba vị vua, một hoàng hậu, một nhà giáo và các tiến sĩ. Họ đều là những người đức độ, thông tuệ, cùng chia sẻ tầm nhìn về nhà trường, giáo dục - nhân tố cho phép hướng đến một xã hội yên bình, thịnh vượng và công bằng hơn”, ông Lê Xuân Kiêu nói.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 11.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng tổ chức hội chữ Xuân Giáp Thìn và triển lãm thư pháp Hiếu học tại khu vực Hồ Văn. Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3/2 tại khuôn viên Hồ Văn.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 12.

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 40 ông đồ, được bố trí xung quanh Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân năm mới.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 13.

Điểm nhấn của Hội chữ Xuân 2024 là không gian trưng bày Con đường chữ với 9 hàng cột đôi biểu tượng cho con đường học vấn. Chữ viết trên 18 trụ cột đó đều ghi chép, viết lại các nội dung kinh điển của nho giáo, khoa cử ngày xưa. 18 cột với 9 đôi trụ cũng biểu tượng cho hình ảnh 18 con rồng bay lên cao - nơi có trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, đua sắc đua tài.

Tiết lộ về ba vị vua và nền khoa cử Việt Nam thời quân chủ- Ảnh 14.

Dịp này Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang tính truyền thống để phục vụ khách du xuân như tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống, giới thiệu làng nghề, các tiết mục ca trù, quan họ, hát chèo, hát xẩm, chầu… Hội chữ Xuân kéo dài đến ngày 19/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn) và mở cửa từ 8-22h.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại