Tiết lộ mánh khoé gây sốc của các nhà sản xuất để ngăn bạn tự sửa thiết bị của mình

Vũ Tuấn Anh |

Không phải nhà sản xuất nào cũng mong muốn bạn có thể tự sữa chữa được thiết bị mình đang dùng khi có vấn đề và họ có rất nhiều cách để làm điều này.

Gắn miếng dán “Mất bảo hành nếu bóc” lên thiết bị

Tiết lộ mánh khoé gây sốc của các nhà sản xuất để ngăn bạn tự sửa thiết bị của mình - Ảnh 1.

Nếu là một người thường xuyên “vọc vạch” các thiết bị công nghệ, chắc hẳn là bạn cũng đã từng đôi lần thấy các miếng dán với nội dung cảnh báo người dùng rằng thiết bị sẽ bị mất bảo hành nếu bóc chúng.

Thế nhưng, những miếng dán này thực tế lại “đi ngược lại với luật theo điều luật Magnuson-Moss Warranty Act of 1975,” Jeff Souvanen, một chuyên gia “mổ bụng” thiết bị tại iFixit chia sẻ.

Một nhà sản xuất theo đó không thể từ chối bảo hành, ví dụ cho phần màn hình, trên thiết bị của bạn chỉ vì bạn muốn thay viên pin của máy. “Có rất nhiều cách các nhà sản xuất áp dụng để ngăn cản bạn một cách thụ động trong việc tự sửa thiết bị của mình, miếng dán “Mất bảo hành nếu bóc” là một trong những cách công khai nhất trong số đó.”

Thực tế, điều luật nói trên đã hết hiệu lực từ lâu, tuy nhiên may mắn là Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đang bắt đầu áp dụng thêm nhiều cách để ngăn cản hành vi gây hiểu lầm nói trên của các nhà sản xuất.

Dùng ốc vít hiếm hoặc độc quyền

Tiết lộ mánh khoé gây sốc của các nhà sản xuất để ngăn bạn tự sửa thiết bị của mình - Ảnh 2.

Gần như ai cũng có tô-vít ở nhà và thậm chí những người yêu công nghệ, thích vọc vạch có thể còn có cả một bộ tô-vít với nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thì lại ngày càng có xu hướng dùng những chiếc ốc vít lạ lùng hơn để chặn người dùng thâm nhập vào bên trong thiết bị.

“Một ví dụ điển hình là Apple bởi hãng này dùng ốc vít khó hiểu đến mức chúng tôi chưa từng biết đến, Suovanen chia sẻ. “Và chúng tôi cũng biết nó không hề liên quan đến lý do kỹ thuật bởi iPhone đã từng rất ổn với những chiếc ốc vít của Phillips - cho đến khi iPhone 4 thay đổi tất cả với ốc vít năm cạnh hình ngôi sao pentalobe.

Thế nhưng chỉ ở bên ngoài - không một chiếc ốc vít nào bên trong iPhone được thay đổi. Bởi chẳng ai có tô-vít pentalobe cả nên rõ ràng mong muốn của Apple ở đây lạ chặn người dùng tác động đến bên trong iPhone.”

Apple dĩ nhiên không phải hãng duy nhất làm điều này - Nintendo cũng áp dụng chiến lược tương tự vào những năm 80 của thế kỉ trước với một linh kiện bảo mật đặc biệt trên dòng máy chơi game NES và sau đó là Super Nintendo.

Hiện nay, Nintendo lại dùng ốc vít ba điểm khá hiếm gặp trên các thiết bị của mình. Amazon trong khi đó dùng ốc vít ba cánh trên Fire TV còn Sony sử dụng ốc bảo mật Torx trên PlayStation 4.

“Ốc vít bảo mật Torx có lẽ là một trong những loại gây khó chịu nhất bởi mặc dù nhiều người có tô vít torx trong hộp đồ nghề của mình nhưng các nhà sản xuất đã tiến thêm một bước nữa và sử dụng ốc bảo mật - một lần nữa, chúng không mang lại lợi ích về mặt kĩ thuật cho thiết bị.

Chỉ là một cách để giữ bạn không động chạm vào bên trong máy mà thôi.” Một số nhà sản xuất khác tuy nhiên áp dụng những cách khó chịu như trên nhưng lại khéo léo dấu phần ốc vít bằng các miếng cao xu hay các tấm bảo vệ tương tự.

Sử dụng keo dán thay vì ốc vít

Tiết lộ mánh khoé gây sốc của các nhà sản xuất để ngăn bạn tự sửa thiết bị của mình - Ảnh 3.

Có nhiều lý do các nhà sản xuất ngày càng thích sử dụng keo dán hơn là ốc vít. Một trong số đó là tăng cường khả năng chống nước của thiết bị.

Thế nhưng, thực tế thì keo dán lại là một vấn đề khá đau đầu khi bạn muốn sửa chữa thiết bị bởi rất khó để tách chúng ta mà không làm hỏng một thứ gì đó. Việc dùng keo dán, khó mở khiến người dùng nản lòng trong việc cố gắng sửa chữa.

Gắn cố định nhiều linh kiện quan trọng cùng nhau khiến việc nâng cấp hay sửa chữa là không thể

Tiết lộ mánh khoé gây sốc của các nhà sản xuất để ngăn bạn tự sửa thiết bị của mình - Ảnh 5.

Có những thời điểm việc nâng cấp linh kiện bên trong chiếc laptop của người dùng là cực kì đơn giản khi tất cả những gì bạn cần làm là gắn thêm một vài thanh RAM hay thay vào đó một cổ đĩa cứng lớn hơn. Thế nhưng, giờ thì mọi thứ đã khác.

“Chúng ta phải đau đớn thừa nhận rằng hầu hết các CPU đều được gắn trên bo mạch chủ hiện nay,” Suovanen nói và anh cho rằng đây là điều không cần thiết.

Người dùng không thể mở được thiết bị mà không làm hỏng nó

Nhiều nhà sản xuất thậm chí tạo ra các thiết bị mà người dùng không thể mở được máy ra mà không làm hỏng một thứ gì đó. “Máy tính Surface Laptop là một trogn những dòng thiết bị được chúng tôi cho điểm sửa chữa 0 trên 10 bởi nó rõ ràng được thiết kế theo kiểu không thể sữa chữa được - ngay cả với dân chuyên nghiệp.”

Điều này có nghĩa là nếu thiết bị của bạn bị hỏng và bạn còn bảo hành thì bạn sẽ nhận được một chiếc máy mới. Còn không, bạn dĩ nhiên lại phải rút hầu bao mua máy mới rồi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại