Tiền công đức đi về đâu ?

Quang Tiến, Thiện Linh |

Trong những ngày vừa qua, dư luận hết sức bức xúc trước vụ việc cán bộ Ban quản lý đền ông Hoàng Mười có dấu hiệu "biển thủ" tiền công đức của người...

Ngay sau sự việc xảy ra, UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã đề nghị công an vào cuộc điều tra, xác minh. Đồng thời yêu cầu Ban Quản lý Đền Hoàng Mười báo cáo thông tin sự việc, với quan điểm "sai đến đâu xử lý đến đó", không bao che cho sai phạm.

Ban quản lý Khu di tích đền ông Hoàng Mười đã phối hợp với các phòng ban tiến hành họp rà soát vụ việc. Đồng thời đề nghị xem xét kiểm điểm, kỷ luật các cán bộ liên quan, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trước mắt, Ban quản lý đã tạm đình chỉ làm việc đối với 2 cán bộ này trong lúc chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Trước đó, theo phản ánh của phóng viên VTV, cán bộ Ban quản lý khu di tích này đã liên tục có hành vi thu gom tiền đặt lễ, nhưng không đưa vào hòm công đức mà chỉ gom vào và để ở phía sau ban thờ. Thậm chí sau đó, các cán bộ tại Khu di tích đã dùng vỏ hộp bánh để cất giấu một phần tiền trên cung thờ và đưa về phòng cá nhân.

Cách đây 10 năm trước, cũng tại đền ông Hoàng Mười, một vụ tiêu cực "biển thủ" tiền công đức với số tiền cực lớn đã bị cơ quan công an phát hiện. Sau lần đó, số tiền công đức mỗi năm được Ban quản lý thống kê đã tăng gấp hàng trăm lần so với thời điểm trước… Qua sự việc trên một lần nữa cho thấy công tác quản lý, giám sát tiền công đức tại đền còn nhiều bất cập, chưa thực sự chặt chẽ, mà tất cả đều phụ thuộc vào ý thức, sự trung thực của các cán bộ thu gom, kiểm đếm tiền công đức.

Hiện Ban quản lý khu di tích đền ông Hoàng Mười đã thành lập tổ kiểm soát tiền công đức tại đền… Ở các vị trí hòm giọt dầu và tủ chứa tiền công đức cũng được lắp đặt camera giám sát. Nhưng hơn hết vẫn là ý thức trách nhiệm, sự trung thực của người dân, cán bộ trông coi quản lý đền.

Trong bối cảnh các di tích đang cần kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo, tiền công đức thực sự là nguồn tài chính quan trọng. Nhưng vấn đề làm sao quản lý và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích khoản tiền này như mong muốn của du khách thập phương mới là điều cần thiết.

Để quản lý chặt chẽ tiền công đức tại các điểm di tích, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 04 ngày 19/3/2023 với các quy định pháp lý rõ ràng. Theo đó khi tiếp nhận tiền công đức, các đơn vị phải mở một tài khoản ở kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại, việc ghi chép kiểm đếm số tiền đã nhận phải được báo cáo định kỳ, khoản tiền chưa sử dụng sẽ được gửi vào kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng.

Tại Hà Tĩnh, sau khi có kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng; UBND huyện Nghi Xuân đã có những giải pháp điều chỉnh, thay đổi trong công tác tiếp nhận, quản lý tiền công đức một cách minh bạch, rõ ràng hơn. Hiện Ban quản lý đền chợ Củi đã bố trí 2 điểm tiếp nhận công đức tại đền… Các mã QR chuyển khoản được bố trí tại các lối ra vào đền tạo điều kiện thuận lợi cho người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại