Thương chiến Mỹ-Trung: Bắt đầu cho cuộc cạnh tranh siêu cường mới

Cẩm Bình |

Một năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến thương mại mở màn, rất ít chuyên gia nhận định quan hệ Mỹ - Trung sẽ sớm cải thiện.

Một năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến thương mại mở màn, rất ít chuyên gia nhận định quan hệ Mỹ - Trung sẽ sớm cải thiện.

Nhiều công ty được khuyên nên chuẩn bị cho con đường dài phía trước đầy biến động và vô số thuế quan. Dù cuối tuần trước đã chấp nhận “đình chiến”, nhưng cả Mỹ lẫn Trung Quốc dường như chẳng có ý thay đổi lập trường.

Giới chức Bắc Kinh khẳng định điều kiện tiên quyết để ỉđạt thỏa thuận là Mỹ phải dỡ bỏ thuế quan áp đặt với 250 tỉ USD hàng Trung Quốc hiện tại. Phía Washington vẫn cứ đòi hỏi thay đổi mô hình phát triển kinh tế - điều mà quốc gia châu Á khó chấp nhận và cũng rất khó xảy ra.

Jon Cowley - luật sư chuyên về thương mại quốc tế thuộc công ty Baker McKenzie (Hồng Kông) - cho biết: “Lúc này tôi không thấy rằng kịch bản Mỹ dỡ bỏ thuế sẽ xảy ra. Chúng quá sâu rộng, hơn nữa còn nhiều mối lo ngại sâu xa”.

“Điều tôi mới nghe được là chính quyền Bắc Kinh muốn chờ xem Mỹ làm gì với những doanh nghiệp Trung Quốc có tên trong 'danh sách đen' xuất khẩu. Họ chưa vội thực hiện cam kết tăng mua nông sản cho đến khi có hành động tích cực”, theo luật sư Cowley.

Thương chiến Mỹ-Trung: Bắt đầu cho cuộc cạnh tranh siêu cường mới - Ảnh 1.

Mỹ khó chấp nhận dỡ bỏ thuế quan áp đặt lên 250 tỉ USD hàng Trung Quốc - Ảnh: The Vox

Không ít chuyên gia, cựu quan chức và doanh nghiệp bị thiệt hại bởi thuế quan đành chấp nhận nguy cơ đàm phán Mỹ - Trung lại đổ vỡ trong tương lai. Phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Credit Suisse chi nhánh Trung Quốc Đào Đông mô tả 12 tháng thương chiến vừa qua chỉ là “câu đầu tiên thuộc chương đầu tiên” của một cuộc cạnh tranh siêu cường mới.

Theo nhà nghiên cứu Dư Vạn Lý công tác tại Viện Charhar: “Cuộc chiến thương mại 1 năm qua đứng trước nhiều bước ngoặt khó khăn bởi tính cách khó đoán của Tổng thống Donald Trump. Nhà lãnh đạo cũng kích động tâm lý thận trọng đối với Trung Quốc ở Mỹ. Tình trạng này khó thay đổi trong ngắn hạn”.

“Những đối tác của tôi tại Washington lo ngại về Trung Quốc phát triển như hiện tại. Họ cố tìm cách đối phó một Trung Quốc đang trỗi dậy. Thương chiến không do một mình Tổng thống Trump phát động, phía sau ông là đội ngũ cố vấn, vài người trong số đó chủ trương cứng rắn”, nhà nghiên cứu Dư phân tích.

Trung Quốc lại chẳng hiểu rõ lập trường phía Mỹ. Một cựu quan chức Mỹ đánh giá việc Tổng thống Trump thường xuyên thay đổi suy nghĩ là yếu tố gây bất ổn.

Giáo sư luật kinh tế quốc tế Bryan Mercurio thuộc đại học Hồng Kông chia sẻ ý kiến trên: “Thật không rõ điều Mỹ muốn: mở cửa thị trường, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và chấm dứt ép buộc chuyển giao công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanh tại Trung Quốc hay tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc? Giới chức Bắc Kinh nghĩ rằng không cần nhượng bộ khi mà phía Mỹ còn chẳng biết bản thân muốn gì”.

Ngoài Trung Quốc thì Mỹ còn đe dọa đánh thuế hàng EU, dùng thuế quan ép buộc Mexico mạnh mẽ thực hiện chính sách ngăn chặn người nhập cư.

Nguy cơ chiến tranh thương mại Nhật - Hàn cũng vừa bùng lên. Nhật Bản hạn chế xuất khẩu 3 loại hóa chất dùng trong sản xuất thiết bị công nghệ, Hàn Quốc đe dọa trả đũa.

Theo giáo sư Henry Gao đến từ đại học Quản trị Singapore: “Việc Mỹ sử dụng thuế quan như vũ khí nhằm đạt mục tiêu khác thật đáng lo ngại. Vài quốc gia như Nhật đã học theo - điều này gây hại cho hệ thống thương mại toàn cầu”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại