Hai con hổ trắng cực hiếm lao vào nhau - bất phân thắng bại

Hoa Hướng Dương |

Việc hai con hổ trắng vốn đã rất hiếm lại có một cuộc giao chiến nảy lửa là điều mà có lẽ ít ai trong chúng ta được chứng kiến.

Dưới đây là một cuộc chiến hiếm hoi, dù được tải lên Youtube cuối năm 2013 nhưng với những ai chưa xem thì quả là một cảnh phim vô cùng thú vị.

Tại Công viên Quốc gia Bangalore, gần Bangalore, Karnataka, Ấn Độ, hai con hổ trắng bị nhốt chung chuồng đã có một trận chiến nảy lửa vô cùng dữ dội. Cả hai dường như đang vô cùng "tức giận" và lao vào nhau với những món đòn hiểm ác nhất.

Cuộc chiến vẫn diễn ra vô cùng căng thẳng ngay cả khi các nhân viên ở đây la hét, tìm cách tách chúng ra khỏi nhau. Khi kết thúc trận chiến, cả hai đều nhận lấy những vết thương không hề nhẹ từ phía đối thủ.

Hai con hổ trắng cực hiếm lao vào nhau - bất phân thắng bại - Ảnh 1.

Cuộc chiến giữa hai hổ trắng. Ảnh: Pinterest

Xem video:

Hổ trắng quý hiếm như thế nào?

Hổ trắng hay Bạch hổ là loại hổ có thật với một gen lặn tạo ra những màu sắc nhạt ở loài hổ Bengal, do thiếu sắc tố pheomelanin thay vì màu cam thông thường. Đây là một điều hiếm xảy ra (chứ không hề "bị bạch tạng" như nhiều người vẫn lầm tưởng).

Hai con hổ trắng cực hiếm lao vào nhau - bất phân thắng bại - Ảnh 3.

Bạch hổ có cơ thể phát triển mạnh mẽ hơn cả hổ cam. Ảnh: Wallpaper Cave

Có một điều khác biệt giữa hổ bạch tạng và bạch hổ chính là sự phát triển thể chất, nếu như hổ bạch tạng nói riêng hay các loài bạch tạng khác nói chung thường là những cá thể có vấn đề về sức khỏe, phát triển kém hơn các cá thể bình thường, thì bạch hổ lại trái ngược.

Chúng lớn hơn ngay cả khi mới sinh cũng như phát triển rất nhanh và mạnh, nên to lớn và nặng hơn cả hổ Bengal thông thường. Chỉ cần 2 đến 3 năm là một con bạch hổ đã đạt kích thước tối đa với cân nặng từ 200 đến 230 kg, dài hơn 3m.

Hai con hổ trắng cực hiếm lao vào nhau - bất phân thắng bại - Ảnh 4.

Bạch hổ rất hiếm trong tự nhiên với tỷ lệ 1:10.000 con. Ảnh: Wallpaper Cave

Giống như vân tay ở người, không con hổ nào có hoa văn giống hết nhau, và để có 1 cá thể bạch hổ thì cả hổ bố và mẹ đều phải mang gene bất thường về màu lông trắng, chỉ 1 cá trong hai thôi cũng không được.

Trong tự nhiên, tỷ lệ xuất hiện 1 cá thể bạch hổ như vậy là vô cùng hiếm (1 trong 10.000 trường hợp sinh, theo "White Bengal Tiger", Animal Corner). Theo một thống kê, chỉ có khoảng vài trăm con bạch hổ đã được sinh ra ngoài tự nhiên, chủ yếu ở Ấn Độ, nhưng chúng đều bị bắt giữ và nuôi nhốt trong sở thú.

Nguồn: Youtube/ VMix, Animalsbook, Animalcorner

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại