Thực trạng môi trường Trung Quốc và những con số gây sốc

Song Hy |

Theo ước tính, mỗi năm ô nhiễm không khí giết chết 1,1 triệu người Trung Quốc, tiêu tốn khoảng 267 tỷ NDT ngân sách và làm hư hại khoảng 20 triệu tấn nông sản của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Trung Văn Hong Kông đã đưa ra các con số giật mình này sau khi tính toán thiệt hại mà ô nhiễm không khí tác động tới sức khỏe cộng động và năng suất cây trồng.

"Đây là một con số lớn và đáng kể khi nó chiếm tới 0,7% GDP quốc gia”, nhà nghiên cứu Steve Yim Hung-lam, phó giáo sư khoa Quản lý tài nguyên và địa lý của Đại học Trung Văn Hong Kong cho biết.

Thực trạng môi trường Trung Quốc và những con số gây sốc - Ảnh 1.

Ước tính khoảng 1,1 triệu người Trung Quốc thiệt mạng mỗi năm vì ô nhiễm môi trưởng. (Ảnh: SCMP)

Nhóm của ông Yim đã phân tích các tác động của ozone (O3) mặt đất và ô nhiễm bụi siêu vi (PM2.5) tới 6 lĩnh vực bao gồm công nghiệp, thương mại, dân sinh, nông nghiệp, điện lực, vận tải mặt đất.

Theo kết quả nghiên cứu, 2 chất gây ô nhiễm này đã khiến trung bình 1,1 triệu ca tử vong mỗi năm ở Trung Quốc, làm hư hại 20 triệu tấn gạo, lúa mì, ngô và đậu tương.

Các chi phí mà ô nhiễm môi trường gây tổn hại tới sức khỏe cộng đồng, tiền thăm khám bệnh viện, chi phí ngoại trú, vắng mặt tại công sở, thiệt hại lên cây trồng được ước tính vào khoảng 267 tỷ NDT, tương đương với 0.66% GDP.

Công nghiệp là lĩnh vực tạo ra nhiều O3 và PM2.5 nhất trong cách ngành. Nhưng nếu tính riêng PM2.5, các hoạt động đốt than để sưởi ấm vào mùa đông của người dân lại là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng bụi siêu vi trong không khí. Trong khi đó, ngành sản xuất điện tạo ra nhiều O3 nhất.

Ông Yim cho biết các số liệu này cho thấy chính quyền cần tối ưu hóa chính sách cắt giảm khí thải để giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Ông này nói thêm rằng các nhà hoạch định chính sách nên xem xét vấn đề trên một phạm vi rộng thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh.

"Chúng ta đừng nên chỉ xem xét vấn đề sức khỏe, hay chỉ vấn đề chất lượng không khí hoặc sản xuất cây trồng. Chúng ta nên xem xét tất cả một cách toàn diện và tìm kiếm chính sách tối ưu để giải quyết cùng lúc một loạt vấn đề", ông Yim nói.

Nghiên cứu của Phó giáo sư Đại học Trung Văn Hong Kong cùng các cộng sự được công bố trong bối cảnh Trung Quốc đang lên triển khai kế hoạch 3 năm từ 2018-2020 nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mang tên "cuộc chiến vì bầu trời xanh".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại