Thực sự chúng ta có nên xâm chiếm hành tinh mới được phát hiện?

Hải Nguyễn |

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một người anh em giống hệt Trái Đất, có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là con người có nên xâm chiếm Trái Đất thứ 2 này?

Trái Đất thứ 2

Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam ESO đã chính thức xác nhận có một hành tinh giống hệt Trái Đất, cách chúng ta khoảng 4,2 năm ánh sáng. Hành tinh đó có tên Proxima b, xoay xung quanh Cận tinh Proxima Centauri.

Thực sự chúng ta có nên xâm chiếm hành tinh mới được phát hiện? - Ảnh 1.

Hành tinh Proxima b giống hệt Trái Đất.

Hành tinh này có khối lượng lớn hơn Trái Đất một chút, khoảng 1,3 lần Trái Đất, có quỹ đạo cách Cận tinh khoảng 7 triệu km, xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày, và với khoảng cách vừa đủ để tạo ra một nhiệt độ rất cân đối, đủ để duy trì nước dạng lỏng trên bề mặt.

Proxima b là hành tinh ngoài hệ Mặt Trời duy nhất tính đến thời điểm này gần với Trái Đất nhất và có đủ khả năng duy trì sự sống.

Đây được coi làm một trong những khám phá thế kỷ về thiên văn học. Nó đem đến cho các nhà khoa học một tia hy vọng mới về việc tìm kiếm sự sống mới trên các hành tinh khác gần Trái Đất.

Cảnh báo việc xâm chiếm Trái Đất thứ 2

Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học tìm ra con đường đến với hành tinh anh em của Trái Đất, Kim Stanley Robinson, một trong những tác giả khoa học viễn tưởng "cứng" vĩ đại nhất, cho rằng việc đưa con người lên các hành tinh gần hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất là một ý tưởng điên rồi và khủng khiếp.

Tác giả khoa học viễn tưởng "cứng" (hard SF) là những tác giả của những tác phẩm khoa học có tính chính xác rất cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý thiên văn, và hoá học, hoặc miêu tả một cách chi tiết và hợp lý về một thế giới có thể sẽ được hình thành khi khoa học công nghệ đủ tân tiến.

Nhà khoa học Robinson đã đưa ra những lập luận chứng minh điều khủng khiếp đó trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Aurora" - Cực quang, năm 2015 của mình. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc hành trình đầy thiệt hại của con người đến ngôi sao Tau Ceti, cũng là một hành tinh có thể thay thế Trái Đất, cách chúng ta 12 năm ánh sáng.

Thực sự chúng ta có nên xâm chiếm hành tinh mới được phát hiện? - Ảnh 2.

Cuốn tiểu thuyết Aurora nổi tiếng của nhà khoa học viễn tưởng Kim Stanley Robinson.

Robinson đề ra hành trình "vượt biên" trên một con tàu thế kỷ. Một môi trường hoàn toàn khép kín được xây dựng để bảo đảm sự sống của các nhà thám hiểm, động thực vật trong một chuyến đi dài tới Tau Ceti.

Giống bất kỳ không gian "chuẩn" trong các câu truyện khoa học viễn tưởng khác, Aurora giải quyết rất "mượt" các vấn đề vật lý trong việc di chuyển một con tàu từ một hành tinh này tới hành tinh khác.

Tuy nhiên, vấn đề hóa học lại không được như thế. Ngay những trang đầu tiên của cuốn sách đã xuất hiện những vất đề hóa học vượt quá tầm kiểm soát và giải quyết của các nhà khoa học.

Một câu nói vui đã có từ rất lâu trong giới khoa học rằng: Vật lý ứng dụng được gọi là hóa học, hóa học ứng dụng được gọi là sinh học, và sinh học ứng dụng được gọi là xã hội học. Mỗi khoa học đều liên quan đến nhau, phức tạp, mơ hồ và không thể đoán trước được.

Những vấn đề Robinson đề cập trong cuốn tiểu thuyết của mình đưa ra những khó khăn, rắc rối trong hành trình khám phá hành tinh khác của con người.

Những khó khăn trong cuộc hành tình gian khổ

Con tàu thế hệ đưa các nhà thám hiểm, động thực vật lên hành tinh khác là một hệ sinh thái khép kín với một dòng chảy liên tục, và chỉ cần một sự mất cân bằng nhỏ cũng đủ đe dọa đẩy nó vào một sự phát triển không bền vững.

Thực sự chúng ta có nên xâm chiếm hành tinh mới được phát hiện? - Ảnh 3.

Vì thế, việc duy trì sự cân bằng trở thành hoạt động trung tâm và choán hết thì giờ của các nhà thám hiểm.

Trên con tàu của Robinson, thế hệ của sự sống đã sản sinh ra khá nhiều muối và tiêu hao khá nhiều phốt pho, và sự mất cân bằng nhỏ này đã đẩy toàn bộ con tàu vào vòng xoáy chết của sinh thái.

Tuy nhiên, con người đã rất thông minh vào khéo léo, ngay sau đó đã khắc phục được sự mất cân bằng này.

Nhưng, một vấn đề khó khăn hơn lại nảy sinh ở giai đoạn tiếp theo. Vi khuẩn trên tàu sinh sản và phát triển nhanh hơn số lượng dân số ít ỏi của con người có thể thích nghi được.

Mỗi thế hệ tồn tại trong thời gian ngắn hơn và kém phát triển hơn so với trước. Và ở cấp độ xã hội, họ sẽ đấu tranh với nhau bằng bạo lực và sự ích kỷ của bản chất con người tự nhiên.

Trước khi hành trình kết thúc, nhân vật trong câu chuyện của Robinson không những không cảm ơn tổ tiên đã gửi họ lên hành tinh khác Trái Đất để duy trì ngòi giống trong trường hợp Trái Đất quá tải, mà đã nguyền rủa vì đẩy họ đến một "vực thẳm" khác, con đường đến chết ngắn hơn.

Tạm kết:

Vấn đề Robinson đặt ra đang ngày càng thu hút giới khoa học quan tâm.

Ngay cả khi chúng ta định cư ở Trái Đất và tìm kiếm sự sống trên những hành tinh khác, thì hệ sinh thái quý giá và mong manh này có thực sự được an toàn khi di chuyển đến một hành tinh khác không - nơi mà khi con người đến đó sẽ gần như không bao giờ trở lại được?

Hay nó có đáng để chi một khoản khổng lồ chỉ để thử nghiệm một nơi con người chưa từng đặt chân, trong khi, hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi biến đối khí hậu?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại