Thực hư việc người dân ồ ạt đào thông đất bán cho thương lái Trung Quốc

Cao Tuân |

Theo hình ảnh được ghi nhận, người dân tại các xã giáp vùng biên giới huyện Bát Xát (Lào Cai) khai thác những bao tải lớn loại cây lá màu xanh rồi đem ra đường, chờ vận chuyển để bán sang Trung Quốc.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh nói về việc người dân tại vùng biên giới của tỉnh Lào Cai vào rừng khai thác cây thông đất bán cho thương lái Trung Quốc.

Việc này khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng tới thảm thực vật của rừng tại khu vực này.

Thông tin cho biết, tại các xã vùng giáp biên của huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), người dân thường xuyên vào rừng đào cây thông đất (một loại cây cùng họ với dương xỉ) để bán qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Giá bán mỗi kg thông đất có giá 4 tệ (khoảng 15 nghìn VNĐ).

Đáng chú ý, phía bên phía Trung Quốc, loại cây này không phải là khan hiếm.

Việc này khiến nhiều người lo ngại việc người dân tiếp tục vào rừng khai thác loại cây này sẽ khiến cho thảm thực vật rừng bị sói mòn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.

Theo hình ảnh được ghi nhận, người dân tại các xã giáp vùng biên giới huyện Bát Xát khai thác những bao tải lớn loại cây lá màu xanh rồi đem ra đường, chờ vận chuyển để bán sang Trung Quốc.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về sự việc trên, ông Hoàng Đăng Khoa – Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết đúng là có sự việc người dân vào rừng khai thác một loại cây bán sang cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, loại cây này không phải là cây thông đất như thông tin được lan truyền.

Thực hư việc người dân ồ ạt đào thông đất bán cho thương lái Trung Quốc - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng huyện Bát Xát (Lào Cai) khẳng định đây không phải là cây thông đất.

“Thực ra đây là một loại cây dây leo, thường quấn ở rừng vầu chứ không phải rừng già và không phải là loại cây dương xỉ hay thông đất” – ông Khoa nhấn mạnh.

Theo ông Khoa, loại cây này dân gian thường gọi là cây bòng bong, quấn trên rừng vầu chứ không phải nằm ở dưới đất. Khả năng thương lái Trung Quốc thu mua về để làm một vật liệu nào đó.

“Cây này khi phơi khô nó nhẹ lắm, họ mua 3 tệ/kg. Theo tôi về phía quản lý rừng thì những cái cây đó cần phải được loại bỏ để cho các cây khác có lợi có điều kiện phát triển.

Việc người dân bán loại cây này cũng là một nguồn lợi từ rừng” – ông Khoa phân tích.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại