Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì "nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ!"

Hoa Hướng Dương |

Đây là một loài rắn phân bố ở cả miền Nam và miền Bắc của nước ta, liệu chúng có thực sự nguy hiểm như lời đồn?

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Mới đây, một trang Facebook nhiều người theo dõi đã đăng tải hình ảnh chụp lại một con rắn khoang đen trắng cùng với hình gót chân có vết rắn cắn kèm câu hỏi: Con này không có độc phải không anh em, tôi nặn máu ra rồi, nghe ông hàng xóm bảo cắn lá đu đủ nữa mới được!

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 1.

Liệu đây có phải là một con rắn độc hay không?

Câu hỏi đã thu hút rất nhiều lượt bình luận, trong đó có những bình luận mang màu sắc hài hước, dí dỏm như: Con này cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho sau này khỏi bỡ ngỡ. Ngoài ra còn có một số bình luận vui khác!

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 2.

Một số bình luận hài hước. Ảnh: Facebook

Vậy thực ra đây là loài rắn gì? Có nọc độc nguy hiểm hay không?

Quả thực, loài rắn trong ảnh trên là một loài rắn vô cùng nguy hiểm với nọc độc chết người. Loài rắn khoang đen trắng này có tên là rắn cạp nia, ở Việt Nam có tới 4 loài rắn cạp nia và cả 4 đều rất nguy hiểm.

Rắn cạp nia Nam (Tên khoa học: Bungarus candidus) hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác là mai gầm bạc, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. Chúng phân bố chủ yếu ở Campuchia, Indonesia (Java, Sumatra, Bali, Sulawesi), Malaysia (Malaya), Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 3.

Rắn cạp nia Nam. Ảnh: The Reptile Database

Đây là loài rắn cực độc với tỷ lệ tử vong lên đến 50% ngay cả khi điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc; con số này sẽ lên đến 70% nếu không được điều trị bằng huyết thanh.

Rắn cạp nia Bắc (Tên khoa học là Bungarus multicinctus) hay còn được gọi là kim tiền bạch hoa xà, chúng sinh sống chủ yếu ở Đài Loan, miền nam Trung Quốc (gồm Hồng Kông, Hải Nam), Myanmar, Lào, miền bắc Việt Nam, Thái Lan.

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 4.

Rắn cạp nia Bắc. Ảnh: Ed Galoyan

Đây là loài rắn độc thứ 4 trên thế giới (theo Snakes in Question: The Smithsonian Answer Book) với độc tố thần kinh có độc tính cao. Về ngoại hình thì rắn cạp nia Bắc cũng rất giống với rắn cạp nia Nam.

Cạp nia miền đồi Đông Bắc (Tên khoa học là Bungarus bungaroides), loài rắn cực độc này phân bố chủ yếu ở Myanmar, Ấn Độ (Assam, Cachar, Sikkim), Nepal, Việt Nam. Về ngoài hình thì loài rắn này có khoang trắng mờ và mảnh hơn hai loài rắn trên.

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 5.

Rắn cạp nia Đông Bắc. Ảnh: ResearchGate

Rắn cạp nia sông Hồng (Tên khoa học là Bungarus slowinskii) là loài rắn cực độc phân bố chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, tuy nhiên đây là một loài rắn cực kỳ hiếm thấy và đã có tên trong sách Đỏ ở mục loài sắp nguy cấp.

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 6.

Rắn cạp nia sông Hồng. Ảnh: Raoul Bain

Ngoài ra còn có một loài rắn khoang đen trắng khác nhưng lại không phải là rắn độc mà hoàn toàn vô hại với con người, đó chính là loài rắn sói thông thường hay còn gọi là rắn giả cạp nia (chúng bắt chước ngoại hình của loài rắn độc cạp nia).

Thực hư loài rắn nếu bị cắn thì nhanh tay bốc nắm đất lên ngửi cho khỏi bỡ ngỡ! - Ảnh 7.

Rắn sói. Ảnh: Thai National Parks

Điểm giúp chúng ta dễ dàng phân biệt loài rắn sói (Tên khoa học là Lycodon septentrionalis) là đầu của rắn sói dài hơn rắn cạp nia, khoang hết xuống dưới phần bụng và khi khi bị kích động sẽ phát ra mùi xạ rất hôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại