Phát biểu trước các nghị sĩ Anh chiều 14/09 khi Dự luật về thị trường nội địa lần đầu tiên được đưa ra bàn thảo, Thủ tướng Anh Boris Johnson lên tiếng bảo vệ dự định vi phạm thỏa thuận Brexit ký với Liên minh châu Âu cuối năm 2019 khi cho rằng, điều đó là cần thiết để chống lại “khẩu súng” mà phía EU đang chĩa vào nước Anh để gây sức ép trong đàm phán thương mại.
Theo ông Boris Johnson, trong vài tháng qua, phía EU có ý định sử dụng điều khoản về Bắc
Vì thế, Thủ tướng Anh khẳng định, Chính phủ Anh cần phải chứng tỏ mình có khả năng sử dụng tất cả các quyền lực cần thiết để loại trừ mối đe dọa từ phía EU. Ông Boris Johnson cũng tin rằng nếu phía EU rút lại các đe dọa trong đàm phán với Anh, hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại theo mô hình
Trong trường hợp EU kiên quyết không thay đổi quan điểm, ông Boris Johnson nhận định, cũng sẽ không có bất cứ Chính phủ Anh nào chấp nhận việc bị áp đặt: “Chúng ta không thể chấp nhận một tình huống mà biên giới quốc gia lại bị một thế lực bên ngoài hay một tổ chức quốc tế bức chế. Không có một Thủ tướng Anh nào, một Chính phủ nào, một Nghị viện nào của Anh có thể chấp nhận một sự áp đặt như thế”.
Căng thẳng giữa Vương quốc Anh và EU trong hồ sơ Brexit bùng lên trong tuần qua, sau khi Chính phủ Anh trình dự luật về thị trường nội địa, theo đó Chính phủ nước này có quyền đơn phương áp đặt các quy định về thuế quan và thương mại tại Bắc Ireland, dù theo thỏa thuận Brexit ký cuối năm 2019 với EU, Bắc Ireland phải tuân thủ cả các quy định của EU. Chính phủ Anh thừa nhận dự luật này vi phạm luật pháp quốc tế và phá vỡ thỏa thuận Brexit.
Phía châu Âu đã ra tối hậu thư cho biết, nếu Chính phủ Anh không rút lại dự luật này trước cuối tháng 9/2020, EU sẽ kiện Anh ra tòa, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt về thương mại.
Hiện dự luật này cũng gây chia rẽ lớn trong chính nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền của ông Boris Johnson. Ngoài ra, các cựu Thủ tướng Anh như John Major, Tony Blair hay David Cameron cũng đều lên tiếng cảnh báo Chính phủ của ông Boris Johnson rằng việc cố tình vi phạm luật pháp quốc tế sẽ hủy hoại uy tín của nước Anh và có hậu quả lâu dài./.