Có thể việc trả lời câu đố trong một cuộc phỏng vấn nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, tuy nhiên đây là cách mà những công ty lớn như Apple, Google hay Microsoft... sử dụng để chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất.
Những câu đố được hóc búa được những nhà tuyển dụng đưa ra nhằm kiểm tra khả năng tư duy và tâm lý trước sức ép của cuộc phỏng vấn, bây giờ bạn là ứng cử viên xin việc, hãy thử xem mình có vượt qua vòng phỏng vấn sau không nhé?
Những cuộc phỏng vấn bằng câu đố là cách mà các tập đoàn lớn chọn ra người sáng giá cho vị trí của mình. Ảnh minh họa.
1. Tư duy theo lối mòn sẽ "giết chết" óc sáng tạo
Bạn có 26 hằng số được ký hiệu từ A đến Z (trong bảng chữ cái tiếng Anh), với A = 1. Hằng số tiếp theo sẽ được tính như sau:
Lấy số thứ tự của nó trong bảng chữ cái mũ hằng số đứng trước nó.
Ví dụ: B = 2^A = 2^1 = 2
C = 3^B = 3^2 = 9...
Hãy tính giá trị biểu thức sau:
(X - A)(X - B)...(X - Y)(X - Z).
Đáp án
Bài toán này đã khéo léo đánh lừa tư duy và thị giác của mọi người, chắc hẳn bạn nghĩ rằng kết quả của nó phải là một con số vô cùng lớn đúng không nào? Vì số sau lớn hơn trước rất nhiều.
Ví dụ:
X là chữ cái thứ 24 trong bảng chữ cái nên nó bằng 24^W, còn W là chữ cái thứ 23 liền trước nên bằng 23^V, trong đó V = 22^U, U = 21^T...
Đến đây, bạn sẽ choáng ngợp bởi độ lớn của chúng đúng không nào, hơn nữa kết quả lại là phép nhân những số rất lớn này nên bạn nghĩ đáp số sẽ rất "khủng khiếp".
Cách tư duy từ trái sang phải sẽ khiến bạn gặp bế tắc khi đi tính từng giá trị tương ứng của mỗi chữ cái, ví dụ để biết giá trị của C thì bạn phải tính giá trị của B, cứ thế sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Ngay cả biểu thức cần tính cũng đã khéo léo che giấu lời giải bài toán, vậy kết quả là bao nhiêu?
Đơn giản thôi, trong 26 thừa số có một thừa số bằng (X - X) = 0 (là biểu thức mà đề toán đã khéo léo ẩn đi bằng dấu 3 chấm).
Như vậy bạn đã đoán ra ngay kết quả rồi chứ: Một số bất kỳ nhân với 0 đều bằng 0, do đó kết quả biểu thức cuối chỉ là 0 thôi!
Suy nghĩ khác biệt giúp bạn trở nên khác biệt. Ảnh minh họa.
Câu hỏi này giúp người phỏng vấn biết được ứng cử viên có xem xét vấn đề toàn cục trước khi đầu tư thời gian công sức để làm một việc có thể vô nghĩa không.
Áp lực của cuộc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng cử viên sáng giá nhất thay vì vô thức bắt tay vào việc tính toán từ trái sang một cách máy móc và vô vọng!
Một tư duy nhanh nhạy và tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn. Ảnh minh họa.
2. Sợi dây cháy và chiếc bật lửa
Bạn có 2 sợi dây cháy, do thành phần khác nhau nên chúng có tốc độ thời gian cháy khác nhau (đoạn nhanh đoạn chậm) dù tổng thời gian thì mỗi sợi đều cháy hết trong 1 giờ.
Làm thế nào đo được 45 phút chỉ dùng 2 sợi dây trên và bật lửa?
Đáp án
Tư duy theo lối mòn là cản trở lớn nhất của con đường sáng tạo. Ảnh minh họa.
Nếu sợi dây cháy đều thì bài toán sẽ vô cùng đơn giản đúng không nào? chỉ việc gấp đôi để có 30 phút, và lại gấp đôi để có 15 phút.
Thế nhưng, chính vì sợi dây cháy không đều, đoạn nhanh đoạn chậm nên bài toán sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Hãy suy nghĩ vì lời giải sẽ vô cùng thú vị đấy!
Đầu tiên bạn hãy đốt 2 đầu sợi dây một lúc, dù tốc độ không đều và chúng cũng không gặp nhau ở chính giữa sợi dây nhưng khi chúng gặp nhau (tại bất cứ điểm nào trên sợi dây) thì bạn đã có 30 phút (bằng nửa thời gian đốt sợi dây từ 1 đầu).
Hãy nghĩ khác - Steve Jobs.
Vậy bạn chỉ cần 15 phút nữa thôi đúng không nào?
Chúng ta sẽ áp dụng cách tương tự, tức tạo ra một đoạn dây 30 phút và đốt 2 đầu đề có 15 phút. Ta sẽ đốt sợi dây thứ 2 từ một đầu khi đang đo 30 phút của sợi dây thứ nhất.
Nghĩa là khi 2 đầu cháy của sợi dây của dây thứ nhất gặp nhau, ta có 30 phút của sợi dây thứ hai.
Hoàn thành câu trả lời và bạn sẽ được nhận. Ảnh minh họa.
Bây giờ là toàn bộ quá trình để có 45 phút:
Bước 1: Đốt 2 đầu của dây 1, đồng thời đốt 1 đầu của dây 2 một cách độc lập.
Bước 2: Khi 2 đầu cháy của dây 1 gặp nhau, ta đo được 30 phút và đốt đầu còn lại của dây 2 đến khi 2 đầu cháy của dây 2 gặp nhau ta sẽ có 15 phút nữa, tổng cộng là 45 phút.
Tham khảo: Sách "Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ"