Ông Vitaly Kamluk đã tiết lộ một khả năng có thể xảy ra “Thảm họa số” (Digital Dystopia) khi ngành công nghiệp quốc phòng trực tuyến bị loại bỏ khỏi phương trình. Việc “đóng cửa” ngành an ninh mạng sẽ mở ra cánh cửa rộng lớn cho tội phạm khai thác dữ liệu của người dùng - từ thông tin tài chính, các vấn đề sức khỏe, đến kế hoạch du lịch, chi tiêu…
Đồng thời, gian lận trong các giao dịch mua bán cũng có khả năng xảy ra khi tất cả mọi người đều có thể dùng danh tính của người khác để mua hàng và thậm chí chuyển tiền. Nếu không có kiểm soát truy cập, các cuộc khảo sát và bỏ phiếu điện tử có thể bị gian lận. Không ai có tài khoản cá nhân trực tuyến và không có gì là riêng tư nữa.
“Chi tiêu cho an ninh mạng toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt lên 460 tỷ đô la trong những năm tới, gần gấp đôi chi tiêu tích lũy năm 2021 và gần bằng tổng GDP hiện tại của Thái Lan. Bối cảnh mối đe dọa hiện tại có thể đưa dự báo này lên một vài cấp độ nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế trên toàn thế giới. Vì vậy, không có gì lạ khi đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại đầu tư quá nhiều vào an ninh mạng và liệu có đáng để tiết kiệm hết số tiền dành cho an ninh mạng vào việc khác không”, theo ông Kamluk.
Mặc dù có thể, nhưng ông Kamluk đã liệt kê những lý do vì sao không ai lại chọn sống trong một thế giới không có an ninh mạng: Không mã hóa, không quyền riêng tư, không bí mật; Không kiểm soát truy cập; Không xác thực tính toàn vẹn.
Thiếu đi tính toàn vẹn cũng làm cho tin tức và thông tin trở nên không đáng tin cậy, tin giả và thông tin sai lệch theo đó dự kiến sẽ gia tăng. Về cơ bản, mọi thứ đều có thể bị làm giả trong một thế giới không có an ninh mạng.
“Tôi nhìn thấy một thế giới không có an ninh mạng giống như một “thảm họa số” - nơi không một ai có thể khai thác đầy đủ các cơ hội từ những công nghệ mới nhất mà chúng ta đang sở hữu. Nếu không có các công ty và giải pháp hoạt động phía sau để bảo vệ dữ liệu, danh tính của chúng ta, tin tức mà chúng ta đọc cũng như các ứng dụng và thiết bị chúng ta sử dụng, chúng ta sẽ phải tự mình vượt qua những rủi ro và tôi chắc chắn rằng sẽ không ai chọn sống trong một thế giới hỗn loạn như thế.
Từ tháng 7-2021 đến tháng 8-2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 7,2 tỷ cuộc tấn công bởi các đối tượng độc hại bao gồm phần mềm độc hại và nội dung web độc hại trên toàn thế giới.
Từ tháng 8-2021 đến tháng 7-2022, APAC là một khu vực dễ bị tấn công khi tỷ lệ đối tượng độc hại được các giải pháp Kaspersky phát hiện trong khu vực là 35%, so với toàn cầu. Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia là năm quốc gia đứng đầu về nỗ lực lây nhiễm.