Điều này được thể hiện ở trong một bức ảnh do phóng viên chiến trường người Nga Hryhoriy Vdovina đăng tải. Mô hình được lắp ráp từ các tấm gỗ dán, sơn màu tối, nhìn từ xa trông khá giống vũ khí thật.
Việc sản xuất các mô hình thiết bị quân sự và hệ thống phòng không ở Ukraine được thực hiện theo kích thước nguyên bản, có độ chi tiết cao.
Vì lý do này, người Nga thường phá hủy nhầm chúng thay vì vũ khí thực sự, đây là nguyên nhân tại sao theo thống kế từ Moskva, họ đã tiêu diệt các tổ hợp NASAMS, IRIS-T, Patriot... nhiều gấp vài lần con số phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Mô hình thiết bị quân sự đã được sử dụng từ lâu, ngay từ trong Thế chiến thứ hai, và tỏ ra khá hiệu quả để đánh lừa đối phương, gây thông tin sai lệch và chuyển hướng đòn tấn công khỏi thiết bị thật.
Nhưng công nghệ hiện đại đã đưa nghệ thuật đánh lừa lên một tầm cao mới. Theo thời gian, hình thức và chất liệu làm mô hình sẽ thay đổi, chúng thậm chí phát ra cả tín hiệu hồng ngoại và phản hồi radar, khiến chẳng thể phân biệt từ xa.
Hệ thống phòng không Stormer HVM của Anh có khả năng tiêu diệt mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết thông qua tên lửa Starstreak. Mỗi đạn đánh chặn của hệ thống có ba "mũi tên" tách ra từ đạn mẹ và tiêu diệt đối tượng bằng động năng.
Stormer HVM có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 18 km, tầm sát thương là 7 km. Bệ phóng có thể mang theo 8 tên lửa Starstreak sẵn sàng phóng. Ngoài loại đạn này, tổ hợp còn được trang bị tên lửa Martlet, mang lại phạm vi tiêu diệt lên tới 9 km.
Đây là một vũ khí rất lợi hại trong tay Kyiv, vì vậy điều quan trọng là phải che giấu những tổ hợp rất có giá trị này. Quân đội Ukraine cho biết, trung bình phải mất khoảng một tháng để làm chủ được tổ hợp tên lửa phòng không do Anh sản xuất.
Mô hình vũ khí làm tiêu tốn khá nhiều bom đạn của Nga.
Theo Militarnyi