Với đường kính lên tới 120 mét, thiên thạch 2019 OD tiến sát hành tinh của chúng ta với vận tốc khoảng gần 70.000 km/h ở khoảng cách 357.532 km so với Trái Đất, Trung tâm Nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA cho biết.
Vật thể có nguy cơ gây ra sự phá hủy khủng khiếp này ở khoảng cách gần với Trái Đất hơn cả Mặt Trăng - vệ tinh nằm cách hành tinh của chúng ta 385.000 km.
Các thiên thạch 2019 OE và 2015 HM10 cũng tiến sát Trái Đất ở khoảng cách lần lượt là 967.000 km và 4,6 triệu km.
Trung bình mỗi tuần, NASA phát hiện được khoảng 30 vật thể gần Trái Đất (NEO) và khả năng một vật thể lớn gần Trái Đất va chạm với hành tinh của chúng ta về mặt thiên văn học là rất nhỏ.
Tháng 6/2019, một thiên thạch có "nguy cơ gây nguy hiểm" bay gần Trái Đất ở khoảng cách 6,8 triệu km. Trước đó 1 tháng, một thiên thạch vô cùng lớn với cả một vệ tinh xoay quanh nó di chuyển về Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong khoảng cách 8 triệu km so với hành tinh của chúng ta.