Thời trang tái chế tạo ra hàng núi rác thải tại Kenya

An Ngọc |

Thời trang tái chế vô tình tạo ra vấn đề rác thải khác. Đây chính là tình trạng mà Kenya đang phải đối mặt.

Tái chế được xem là xu hướng phát triển bền vững của thời trang. Nhờ thời trang tái chế mà thế giới cắt giảm được lượng rác lớn thải ra mỗi năm. Thế nhưng, nhiều sản phẩm quần áo đã qua sử dụng từ châu Âu, Mỹ và châu Á được đưa đến Đông Phi để tái chế lại trong tình trạng kém chất lượng đến mức không thể bán lại, và vòng đời của nó kết thúc ở bãi rác.

Chợ Gikomba ở Nairobi là trung tâm buôn bán quần áo cũ của Kenya. Nơi đây luôn tấp nập người mua tìm kiếm món hời từ các sản phẩm thời trang thương hiệu phương Tây được tái chế và bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ chi phí ban đầu. Những bao tải chứa đầy quần áo cũ này là nguồn mưu sinh của nhiều người dân Kenya.

Anh John Mwangi - Tiểu thương, thành phố Nairobi, Kenya cho biết: "Công việc bán quần áo cũ giúp tôi lo được các nhu cầu hàng ngày của mình. Ngoài nó ra thì tôi không biết buôn bán gì khác, tôi chẳng còn biết làm gì".

Thời trang tái chế tạo ra hàng núi rác thải tại Kenya - Ảnh 1.

Thế nhưng không phải sản phẩm quần áo cũ nào cũng có thể bán được. Những chiếc chất lượng quá kém, không thể tái sử dụng sẽ bị đem đốt hoặc vứt bỏ. Ước tính, 30-40% lượng quần áo cũ nhập khẩu vào Kenya kết thúc vòng đời ở bãi rác. Cứ như vậy, những bãi rác thời trang tái chế lại bắt đầu hình thành. Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace thậm chí đã nhận định, đây là món quà bị nhiễm độc.

Bà Janet Chemitei - Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace nói: "Loại vải mà họ sử dụng để may nên những bộ quần áo này là sợi tổng hợp, mà sợi tổng hợp lại được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Điều này về lâu về dài gây hại cho môi trường. Các thương hiệu cần phải có trách nhiệm và ngừng sản xuất thời trang nhanh".

Theo Greenpeace, các quốc gia giàu có hơn đang sử dụng các quốc gia như Kenya làm bãi xử lý rác cho những loại rác thải dệt may mà họ không thể tự tái chế. Dù tại Kenya đã có một số công ty chuyên về tái chế, tuy nhiên các nhà môi trường học lo ngại rằng, với tình trạng rác thải dệt may hiện tại, vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn tại Kenya.

theo VTV

Đọc báo VN, xem tin công nghệ mới nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên