Hỏi nhanh: Thời cổ đại không có vệ tinh, bản đồ được vẽ như thế nào?
Đáp gọn: Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, vệ tinh nhân tạo ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực bản đồ học. Vệ tinh có nhiệm vụ quay xung quanh Trái Đất, thu các dữ liệu hình ảnh chụp được rồi gửi trở lại trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Việc vẽ bản đồ dễ dàng được thực hiện ngay trong nhà, khác hoàn toàn so với các phương pháp đo đạc bản đồ mà người xưa đã sử dụng. Vậy vào thời cổ đại khi không có vệ tinh, bản đồ được vẽ như thế nào?
Bản đồ được vẽ bằng phương pháp đo bằng chân
Để khảo sát vẽ bản đồ, người xưa chỉ có thể đo đạc bằng bước chân và vẽ ra điều mình nhìn thấy. Phương pháp này rất vất vả và mất nhiều thời gian dẫn đến độ chính xác của bản vẽ cuối cùng không được đảm bảo. Tuy nhiên tại thời điểm đó không còn phương pháp nào có thể làm tốt hơn.
Một thời gian sau, "xe trống ký lý" được người xưa phát minh ra với mục đích hỗ trợ việc làm bản đồ. Đây là một chiếc xe ngựa kéo có nhiệm vụ tính toán quãng đường đi. Mỗi khi cỗ xe đi được một dặm, hình nộm trên xe sẽ đánh 1 lần trống.
Cùng với đó là sự ra đời của 6 yếu tố khảo sát bản đồ: tỷ lệ, vị trí, khoảng cách, độ cao, góc nghiêng, đường cong. Hiệu quả của việc đo khoảng cách được cải thiện đáng kể và người khảo sát đã đỡ vất vả hơn nhiều.
Xe trống kéo
Tuy nhiên trên thực tế, bản đồ học vẫn là một dự án khá lớn đối với người cổ đại. Mãi cho đến thế kỉ 19 ở phương Tây, nhà toán học Gauss tìm ra phương pháp chiếu đồ mới, giải quyết được vấn đề biến dạng của khối cầu trên mặt phẳng, lĩnh vực bản đồ học bắt đầu bước sang một trang mới.
Theo Sohu