Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images
Phát biểu khi tới thăm tỉnh Sakayrya cuối tuần qua, ông Erdogan cho biết Ankara sẽ tiếp tục hoạt động thăm dò nguồn lợi dầu mỏ, khí đốt ở vùng biển đông Địa Trung Hải đang có tranh chấp. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có quyền chủ quyền ở khu vực này và vì thế sẽ thực thi quyền đó bằng cách này hay cách khác.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với EU gia tăng căng thẳng vào tháng 8 năm ngoái, khi Ankara triển khai một tàu thăm dò, khảo sát ở một bồn địa khí đốt ngoái khơi nằm ở phía nam đảo Kastellorizo của Hy Lạp – vùng biển Athens cũng tuyên bố chủ quyền.
Màn đối đầu hải quân lên đến định điểm với vụ va chạm giữa hai tàu chiến của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải, đẩy hai thành viên NATO này đứng trước nguy cơ đụng độ quân sự. EU đứng về phía Hy Lạp trong tranh chấp này, đe dọa áp trừng phạt nhằm vào một số cá nhân, công ty của Thổ Nhĩ Kỳ có tham gia vào hoạt động thăm dò, khảo sát.
Sau thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ rút tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis khỏi đông Địa Trung Hải. Đến tháng 1 năm nay, Ankara và Athens nối lại các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh hải cũng như quyền khai thác khí đốt ở đông Địa Trung Hải. Đây là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai nước trong gần 5 năm qua. Kể từ năm 2002, hai nước đã tiến hành 60 vòng đàm phán. Tuy nhiên, tiến trình thảo luận đã bị đình trệ từ năm 2016.
Tháng trước, Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện mỏ khí tự nhiên trữ lượng 135 tỉ m3 ở Biển Đen, đưa tổng trữ lượng khí đốt của của nước này đã được phát hiện lên mức 540 tỉ m3. Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ bắt đầu đón dòng khí thương mại đầu tiên từ mỏ mới vào năm 2023 trong bối cảnh Ankara muốn giảm lệ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Russian, Azerbaijani và một số nước khác.