Thiên thạch to bằng kim tự tháp Giza đang lao tới Trái Đất, có thể xóa sạch một thành phố ở Mỹ

Song Hy |

Một thiên thạch với kích thước ngang với đại kim tự tháp Giza sẽ bay sượt qua Trái Đất với tốc độ lên tới 47.000 km/h vài cuối tháng 8.

Sau hàng triệu năm ẩn danh, tảng đá vũ trụ khổng lồ, ước tính rộng 160 m đang thực hiện "chuyến bay" đầu tiên và dự kiến sẽ bay sượt qua Trái Đất ngày 28/8.

Thiên thạch được đặt tên OU1 2019 là một phần của Apollo, nhóm các tiểu hành tinh gần Trái Đất có khả năng gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta.

Các tiểu hành tinh được xếp vào Apollo nếu khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu của chúng với Trái Đất dưới 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng cách 19,5 lần khoảng cách tới Mặt Trăng) và cường độ tuyệt đối là 22 hoặc sáng hơn.

Với OU1 2019, nó đang nhích dần tới khoảng cách 0,1685 au, gấp khoảng 2,5 khoảng cách tới Mặt Trăng.

Tháng trước, một thiên thạch có kích thước tương tự bay sượt qua Trái Đất ở khoảng cách gần hơn Mặt Trăng.

Điều đáng lưu tâm là OU1 2019 có thể san phẳng một thành phố bằng sức mạnh của một quả bom nguyên tử.

"Nếu có đường kính trên 100 m, nó sẽ để lại một miệng hố với đường kính khoảng 1 km và năng lượng vụ nổ sẽ tương đương với 5 megatons TNT", giáo sư Kris Stanek cảnh báo.

"Nếu nó đâm trúng Columbus, Ohio, sẽ không còn thành phố này nữa. Nếu nó rơi xuống đại dương, có thể gây sóng thần nhưng không đe dọa tới tính mạng con người", ông cho hay.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách bảo vệ Trái Đất khỏi các thảm họa tới từ các tiểu hành tinh mà họ lo sợ có thể gây họa nếu xảy ra va chạm. NASA cũng đang lên kế hoạch tấn công tiểu hành tinh dạng Mặt Trăng trong hệ tiểu hành tinh kép bằng tàu vũ trụ vào năm 2022.

(Nguồn: NBC)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại