Ước tính thiên thạch nặng 13 tỷ tấn rơi xuống gần thị trấn Ullapool, với vận tốc di chuyển 65.000 km/h. Nó tấn công Trái Đất tương đương 940 triệu quả bom Hiroshima và hậu quả để lại là miệng núi lửa nằm sâu dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương cho đến ngày nay.
Cách đây 11 năm, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) lần đầu tiên phát hiện ra bằng chứng thiên thạch va chạm với Trái Đất từ xa xưa và cuối cùng họ đã xác định được chính xác vị trí va chạm.
Dấu tích địa hình trên mặt đất bị biến dạng vì thiên thạch va chạm.
Nó nằm dưới biển giữa Lewis với Outer Hebrides thuộc cao nguyên hẻo lánh của Scotland, cách bãi biển 15 đến 20km về phía tây.
Cụ thể là, năm 2008, lần đầu tiên họ tìm thấy bằng chứng cấu trúc nằm giữa quần đảo phía tây và đất liền Scotland. Họ tìm thấy đá vụn bị tác động mạnh trên bờ biển cao nguyên. Bây giờ, nhóm nghiên cứu từ trường đại học Oxford và Aberdeen, cho rằng đã xác định chính xác nơi thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Mẫu đá thiên thạch dưới biển.
Tiến sĩ Ken Amor - nhà khoa học trái đất của Đại học Oxford, cho rằng một tảng đá lớn đâm vào Trái Đất và tiểu hành tinh tạo thành miệng núi lửa dưới biển. Đất đá nóng chảy, bụi bặm và hơi nóng tung vào khí quyển rồi rơi xuống chất đống trên mặt đất. Họ đã đo đạc kỹ lưỡng để tính toán vị trí và lực tác động.
Cái hố rộng do thiên thạch va chạm tạo thành.
Đất đá thường bị xói mòn nhưng đất đá từ vụ va chạm thiên thạch có vẻ còn nguyên vẹn, làm nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Ken Amor dẫn đầu, thấy ký thú, muốn nghiên cứu sâu hơn. Cái hố rộng bị đá sa thạch phủ lên trên nên còn tồn tại qua thời gian.
Họ sẽ thực hiện cuộc khảo sát địa vật lý chi tiết trong khu vực lòng chảo Minch Basin, như với ngành công nghiệp dầu mỏ. Tiến hành khảo sát địa chấn 3D là cách tốt nhất để xác định miệng núi lửa, nhưng sẽ tiêu tốn hàng trăm ngàn bảng Anh.
Nguồn bài và ảnh: Daily Mail