Thiên thạch cực hiếm rơi xuống Anh có thể chứa thành phần sự sống

Thùy Dương |

Sao băng thắp sáng bầu trời Anh và khu vực Bắc Âu ngày 28/2 vừa rồi là một loại thiên thạch cực hiếm. Các mảnh vỡ của thiên thạch này được tìm thấy ở Cotswolds có thể là câu trả lời cho những câu hỏi về lịch sử ban đầu của Hệ Mặt Trời và sự sống trên Trái Đất.

Theo kênh CNN, các nhà khoa học đã thu gom được khoảng 300 gram thiên thạch ở thị trấn nhỏ Gloucestershire thuộc Winchcombe (Anh).

Họ cho biết thiên thạch này được hình thành từ carbonaceous chondrite (thiên thạch dạng hình cầu carbon). Chất này là vật liệu nguyên thủy nhất Hệ Mặt Trời và có chứa vật liệu hữu cơ cùng axit amin - các thành phần sự sống.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho biết các nhà khoa học đã gom các mảnh vỡ trong tình trạng tốt cả về chất lượng và số lượng. Họ đã thu gom rất nhanh chóng sau khi thiên thạch rơi xuống, tới mức chúng không khác mấy so với mẫu đá lấy từ vũ trụ.

Ông Richard Greenwood, thành viên nghiên cứu khoa học hành tinh tại Đại học Mở, nói trong một tuyên bố của bảo tàng: "Tôi sốc khi nhìn thấy nó và ngay lập tức nhận thấy đó là thiên thạch hiếm và sự kiện hoàn toàn độc nhất vô nhị.

Thật tuyệt vời khi là người đầu tiên xác nhận với những người xung quanh rằng tiếng rơi mà họ nghe thấy đêm trước trong thực tế là từ một vật thể có thể". Ông Greenwood là nhà khoa học đầu tiên nhận ra thiên thạch đó.

Có khoảng 65.000 thiên thạch trên Trái Đất. Chỉ có 1,206 viên có người tận mắt nhìn thấy rơi xuống. Trong số đó, chỉ có 51 viên có carbonaceous chondrite.

Trước đó, lúc 21 giờ 54 phút (giờ GMT) ngày 28/2, hàng nghìn người khắp Anh và Bắc Âu đã chứng kiến sao băng và hình ảnh này đã được các camera ghi lại.

Thiên thạch di chuyển với vận tốc gần 14km/giây, rồi vào bầu khí quyển Trái Đất, cuối cùng rơi xuống trên đừng ở Winchcombe. Các mảnh thiên thạch khác được tìm thấy ở khu vực địa phương.

Thiên thạch cực hiếm rơi xuống Anh có thể chứa thành phần sự sống - Ảnh 2.

Sao băng xuất hiện ngày 28/2. Ảnh: CNN

Hình ảnh sao băng mà nhiều người dân và mạng lưới camera của Liên minh Sao băng Anh ghi lại đã giúp xác định vị trí thiên thạch và xác định chính xác nơi nó tới trong hệ Mặt Trời.

Ông Ashley King, thành viên lãnh đạo đổi mới và nghiên cứu Anh tại bộ phận khoa học Trái Đất của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nói: "Gần như mọi thiên thạch tới tay chúng ta đều thuộc các hành tinh nhỏ, các khối đá còn lại của Hệ Mặt Trời có thể giúp chúng ta biết các hành tinh như Trái Đất được hình thành thế nào.

Cơ hội để trở thành một trong những người đầu tiên nhìn thấy và nghiên cứu thiên thạch được thu về gần như ngay sau khi nó rơi là giấc mơ có thật".

Thiên thạch có tuổi đời nhiều hơn rất nhiều so với đá từ Trái Đất. Thiên thạch thường di chuyển vài nghìn năm trong vũ trụ rồi mới rơi xuống Mặt Trời hoặc Trái Đất, thông thường là Trái Đất. Khi các vật thể này di chuyển qua bầu khí quyển, chúng đôi khi tạo thành sao băng sáng rực rồi mới rơi xuống Trái Đất.

Thiên thạch nói trên giống với một mẫu nặng 5,4gram từ tiểu hành tinh Ryugu mà sứ mệnh Hayabusa2 của Nhật Bản mang về từ vũ trụ.

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nhiều mảnh vỡ của thiên thạch chưa được phát hiện. Các mảnh vỡ này có thể có dạng đá đen, các viên đá tí hon hoặc thậm chí là dạng bụi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại