Sau quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, giá khẩu trang đang ở mức nào?

Pha Lê - Kingpro |

Từ ngày 16/3, tất cả người dân phải đeo khẩu trang tại các nơi cộng cộng, tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, từ ngày 16/3, tất cả người dân phải đeo khẩu trang tại các nơi cộng cộng, tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...

Ngay lập tức, thông tin này đã ảnh hưởng đến thị trường khẩu trang trong nước, làm mặt hàng này lại nóng lên vì nhu cầu tăng vọt của người dân.

Theo khảo sát của chúng tôi, tại các hiệu thuốc tại Hà Nội, mặt hàng khẩu trang y tế không còn hàng để bán. Nguyên nhân là do nguồn hàng không nhập được về, cộng với đó là giá cả của khẩu tăng tăng lên từng ngày nên các hiệu thuốc không nhập về để bán.

Ngoài khẩu trang y tế, người dân còn có thể lựa chọn khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải để sử dụng. Đây là mặt hàng có thể tái sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí, cũng như giảm tác động đến môi trường.

Đến nay, Dệt kim Đông Xuân đã cung cấp ra thị trường khẩu trang kháng khuẩn là trên 10 triệu chiếc. Tập đoàn dệt may Vinatex cũng cung cấp khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn 2 lớp với giá 7.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, Vinatex cũng mới đưa ra thị trường Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn 12.000 đồng/chiếc.

Tất cả những nỗ lực này phần nào đã làm giảm cơn sốt khẩu trang ở thời điểm hiện tại.

Thị trường khẩu trang sau quy định người dân bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Theo luật, những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

- Nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về "Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cụ thể, trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm. Trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết 2 người trở lên, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 12 năm.

Sau quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, giá khẩu trang đang ở mức nào? - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại