Theo dõi sự lây lan của sâu bệnh hại ngô

Kim Dung |

Nhiệt độ đất có thể được sử dụng để theo dõi và dự đoán hiệu quả sự lây lan của sâu bọ (Helicoverpa zea).

Phạm vi phía Nam có thể tăng gấp đôi số lượng sâu hại vào cuối thế kỷ này.

Phạm vi phía Nam có thể tăng gấp đôi số lượng sâu hại vào cuối thế kỷ này.

Một nghiên cứu mới từ Trường Đại học bang North Carolina (Mỹ) cho thấy, nhiệt độ đất có thể được sử dụng để theo dõi và dự đoán hiệu quả sự lây lan của sâu bọ (Helicoverpa zea).

Đây là một loại côn trùng tàn phá ngô, đậu tương, ớt, cà chua và các loại cây rau khác. Khả năng giám sát tốt hơn và đưa ra dự đoán về nơi loài sâu bọ này xuất hiện có thể giúp nông dân kiểm soát dịch hại hiệu quả hơn. Từ đó, làm giảm tác động tài chính và môi trường của việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu nhiệt độ đất trong lịch sử với dữ liệu theo dõi sâu bọ dài hạn. Đồng thời, thông tin về cách loài gây hại này sống sót trong điều kiện lạnh giá ở môi trường phòng thí nghiệm. Nhờ đó, hiểu rõ hơn về mức độ sâu bệnh có thể tồn tại dưới lòng đất trong những tháng mùa đông lạnh.

Douglas Lawton - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ của Trường Đại học bang North Carolina, đồng tác giả của công trình này - cho biết: “Có một quan niệm cho rằng, loài gây hại này thường khó trú đông ở phía Bắc vĩ độ 40 độ. Điều đó có thể đúng vào những năm 1930. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có nhiều bằng chứng hơn để trả lời câu hỏi: ‘Loài này thực sự có thể vượt qua mùa đông thế nào?’”.

Nghiên cứu cho thấy, vĩ độ 40 độ không phải là lựa chọn tốt nhất để loài côn trùng này thành công trong quá trình trú đông. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản đồ dựa trên nhiều dữ liệu khác nhau. Từ đó, hiển thị ba khu vực địa lý có liên quan.

Trong đó, bao gồm: “Phạm vi phía Nam” - nơi các loài gây hại tồn tại qua những tháng mùa đông, khu vực “giới hạn phía Bắc” - nơi loài gây hại nói chung không thể tồn tại trong những tháng mùa đông, “khu vực chuyển tiếp” giữa các khu vực phía Bắc và Nam - nơi chúng có thể tồn tại hoặc không qua mùa đông.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ba khu vực này để chỉ ra các xu hướng lịch sử của loài sâu bọ hại ngô. Sau đó, họ sử dụng một mô hình để đưa ra dự đoán về sự lây lan của dịch hại kéo dài đến cuối thế kỷ.

Đáng chú ý, phạm vi phía Nam tăng 3% kể từ năm 1981. Các mô hình cho thấy, phạm vi phía Nam sẽ tăng gấp đôi số lượng sâu hại vào cuối thế kỷ này. Loài này cũng có xu hướng di chuyển về phía Bắc, trong khi thu hẹp số lượng ở hai khu vực còn lại.

Anders Huseth - Giáo sư trợ lý côn trùng học và là đồng tác giả nghiên cứu - cho biết: “Khi khí hậu thay đổi, loài sâu hại có khả năng dịch chuyển về phía Bắc. Giờ đây, chúng tôi muốn đưa ra một công cụ dự báo tốt hơn về loại dịch hại này, cùng với mô hình dự đoán rủi ro. Nhờ đó, cung cấp cho người dân thông tin tốt hơn về sự lây lan của dịch hại”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại