Vợ bỏ đi, võ sư cụt một chân 20 năm đi giao báo nuôi bốn người con trưởng thành

Hương Thu |

Mất một chân từ tuổi đôi mươi, ông Dũng không chùn bước với cuộc đời. Vợ bỏ đi, Mình ông nuôi dạy bốn người con đến tuổi lập gia đình. Hiện tại, mỗi ngày ông đều đặn sáng bán báo, tối dạy võ mưu sinh.


Một ngày của võ sư Tạ Anh Dũng (55 tuổi, quận 8) bắt đầu từ lúc 5h sáng đi lấy báo rồi chạy xe máy giao cho khách ở quận 5, quận 6, khu chợ Bình Tây, Chợ Lớn... để mưu sinh.

Công việc này, ông đã làm hàng chục năm nay. Trong ảnh, lão võ sư đang đi giao báo ở khu vực chợ An Đông.

Một ngày của võ sư Tạ Anh Dũng (55 tuổi, quận 8) bắt đầu từ lúc 5h sáng đi lấy báo rồi chạy xe máy giao cho khách ở quận 5, quận 6, khu chợ Bình Tây, Chợ Lớn... để mưu sinh.

Công việc này, ông đã làm hàng chục năm nay. Trong ảnh, lão võ sư đang đi giao báo ở khu vực chợ An Đông.


Năm 20, ông chẳng may bị tai nạn khi đi trên một chuyến xe chở hàng về miền Tây.

“Tỉnh lại, tôi mới biết chân trái của mình bị cưa đến gối. Lúc đó, tôi rất đau buồn nhưng rồi tôi đã tìm lại được sự bình tĩnh.

Hồi bị cưa chân, có một anh nằm cùng phòng với tôi vì thất vọng trước tương lai đen tối và đã quyên sinh. Riêng tôi nghĩ rằng có buồn chán, chân cũng không “mọc” lại được mà phải vui lên để chống chọi với đời.

Thật ra cũng chính nhờ học võ mà tôi mới tự tin và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, lão võ sư già trầm ngâm.

Năm 20, ông chẳng may bị tai nạn khi đi trên một chuyến xe chở hàng về miền Tây.

“Tỉnh lại, tôi mới biết chân trái của mình bị cưa đến gối. Lúc đó, tôi rất đau buồn nhưng rồi tôi đã tìm lại được sự bình tĩnh.

Hồi bị cưa chân, có một anh nằm cùng phòng với tôi vì thất vọng trước tương lai đen tối và đã quyên sinh. Riêng tôi nghĩ rằng có buồn chán, chân cũng không “mọc” lại được mà phải vui lên để chống chọi với đời.

Thật ra cũng chính nhờ học võ mà tôi mới tự tin và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống", lão võ sư già trầm ngâm.


Cụt một chân nhưng ông vẫn theo nghiệp võ. Đồng thời, ông làm đủ nghề mưu sinh như đánh bắt cá, trồng rừng, chở hàng thuê… Rồi có người con gái không chê ông tật nguyền mà nguyện ăn đời ở kiếp.

Ông lấy vợ, dành dụm mua được căn nhà nhỏ bên bờ sông ở quận 8 nhưng một thời gian, dính vào kiện tụng nhà đất nên mất trắng. Hai vợ chồng lại xoay sở ở thuê, làm mướn nuôi 4 người con.

Cụt một chân nhưng ông vẫn theo nghiệp võ. Đồng thời, ông làm đủ nghề mưu sinh như đánh bắt cá, trồng rừng, chở hàng thuê… Rồi có người con gái không chê ông tật nguyền mà nguyện "ăn đời ở kiếp".

Ông lấy vợ, dành dụm mua được căn nhà nhỏ bên bờ sông ở quận 8 nhưng một thời gian, dính vào kiện tụng nhà đất nên mất trắng. Hai vợ chồng lại xoay sở ở thuê, làm mướn nuôi 4 người con.


Bế tắc trong cuộc sống chưa giải tỏa được thì ông Dũng nhận ra sự thay đổi của người vợ. Ông để vợ ra đi, xin lại bốn đứa con cho riêng mình. Lúc này, đứa lớn mới hơn 10 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi.

Dù buồn nhưng ông không oán giận vợ, âu cũng vì nghèo nên ra nông nỗi vậy. Ông nặng gánh mưu sinh nuôi con, làm nghề bán báo, có khi thì dạy bóng bàn thuê.

Thời gian rảnh, lại dạy các con học võ. Thời gian trôi nhanh, các con ông giờ đã lớn khôn, lập gia đình hết và dọn ra ở riêng.

Bế tắc trong cuộc sống chưa giải tỏa được thì ông Dũng nhận ra sự thay đổi của người vợ. Ông để vợ ra đi, xin lại bốn đứa con cho riêng mình. Lúc này, đứa lớn mới hơn 10 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi.

Dù buồn nhưng ông không oán giận vợ, âu cũng vì nghèo nên ra nông nỗi vậy. Ông nặng gánh mưu sinh nuôi con, làm nghề bán báo, có khi thì dạy bóng bàn thuê.

Thời gian rảnh, lại dạy các con học võ. Thời gian trôi nhanh, các con ông giờ đã lớn khôn, lập gia đình hết và dọn ra ở riêng.

Mặc dù lang thang khắp các ngả đường, hàng chợ nhưng ông vẫn cố gắng kết thúc sớm công việc để dành ít thời gian còn lại của buổi sáng tập thể lực trong trung tâm TDTT quận 5.
Mặc dù lang thang khắp các ngả đường, hàng chợ nhưng ông vẫn cố gắng kết thúc sớm công việc để dành ít thời gian còn lại của buổi sáng tập thể lực trong trung tâm TDTT quận 5.
Người ta hai chân đầy đủ, mình thiếu một chân thì càng phải cố gắng tập cho chân còn lại thật khỏe, ông nói.
"Người ta hai chân đầy đủ, mình thiếu một chân thì càng phải cố gắng tập cho chân còn lại thật khỏe", ông nói.

Nhiều năm ròng, ông áp dụng rất nhiều bài tập cho cơ thể thích nghi với việc chỉ còn một chân.

Ví dụ như để giữ thăng bằng trên một chân, ông luyện tập bằng cách đứng tấn trong nhiều giờ liền, tập leo cầu thang bộ với cây nạng, đeo tạ vào người khi đi làm.

Ngoài ra, ông còn thường xuyên chơi bóng bàn, bơi lội nhằm rèn luyện phản xạ và lực của cơ tay. Miệt mài luyện tập, thế rồi ông đã có thể làm chủ cơ thể của mình trên một chân còn lại.

Nhiều năm ròng, ông áp dụng rất nhiều bài tập cho cơ thể thích nghi với việc chỉ còn một chân.

Ví dụ như để giữ thăng bằng trên một chân, ông luyện tập bằng cách đứng tấn trong nhiều giờ liền, tập leo cầu thang bộ với cây nạng, đeo tạ vào người khi đi làm.

Ngoài ra, ông còn thường xuyên chơi bóng bàn, bơi lội nhằm rèn luyện phản xạ và lực của cơ tay. Miệt mài luyện tập, thế rồi ông đã có thể làm chủ cơ thể của mình trên một chân còn lại.


Ông thường xuyên duy trì việc tập luyện để giữ gìn sức khỏe, vì thế ở tuổi già nhưng trông ông vẫn rất cường tráng. Buổi trưa, ông tự mình đi chợ và nấu cơm cho 3 đứa cháu nhỏ trong nhà.

Căn nhà đơn sơ thiếu vắng bàn tay phụ nữ do ông đã ly hôn với vợ từ lâu và các con người làm ăn xa, người về trễ. Võ sư 55 tuổi cho biết các đứa cháu là một trong những niềm vui lớn nhất của mình. Thường ông nấu ăn cho cả ngày.

Ông thường xuyên duy trì việc tập luyện để giữ gìn sức khỏe, vì thế ở tuổi già nhưng trông ông vẫn rất cường tráng. Buổi trưa, ông tự mình đi chợ và nấu cơm cho 3 đứa cháu nhỏ trong nhà.

Căn nhà đơn sơ thiếu vắng bàn tay phụ nữ do ông đã ly hôn với vợ từ lâu và các con người làm ăn xa, người về trễ. Võ sư 55 tuổi cho biết các đứa cháu là một trong những niềm vui lớn nhất của mình. Thường ông nấu ăn cho cả ngày.


Buổi tối, ông luân phiên đến hai lớp võ của mình ở trường Trung học cơ sở Lý Phong (quận 5) và đình Hiệp Ân (quận 8) để dạy võ cho các thanh thiếu niên trong khu vực. Lớp học kéo dài hơn 2 tiếng, với 30 học viên theo học.

Buổi tối, ông luân phiên đến hai lớp võ của mình ở trường Trung học cơ sở Lý Phong (quận 5) và đình Hiệp Ân (quận 8) để dạy võ cho các thanh thiếu niên trong khu vực. Lớp học kéo dài hơn 2 tiếng, với 30 học viên theo học.


Võ sư Tạ Anh Dũng sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ học. Bố của ông thường tham gia thi đấu võ đài thời Pháp thuộc. Lúc lên 4 tuổi, ông đã được bố dạy đứng tấn, đi quyền, tập những bài võ cơ bản của võ cổ truyền Việt Nam.

Võ sư Tạ Anh Dũng sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ học. Bố của ông thường tham gia thi đấu võ đài thời Pháp thuộc. Lúc lên 4 tuổi, ông đã được bố dạy đứng tấn, đi quyền, tập những bài võ cơ bản của võ cổ truyền Việt Nam.


Khi vào tiểu học, trong trường có mở lớp dạy võ Takewondo nên ông đăng ký theo học. Vì muốn tìm tòi học hỏi thêm các thế võ của môn phái khác để tìm ra ưu - khuyết điểm cũng như cách hóa giải chúng nên khi lên trung học, ông lại học thêm Aikido (Nhật Bản) và võ Thiếu Lâm (Trung Quốc). 

Khi vào tiểu học, trong trường có mở lớp dạy võ Takewondo nên ông đăng ký theo học. Vì muốn tìm tòi học hỏi thêm các thế võ của môn phái khác để tìm ra ưu - khuyết điểm cũng như cách hóa giải chúng nên khi lên trung học, ông lại học thêm Aikido (Nhật Bản) và võ Thiếu Lâm (Trung Quốc). 


Để theo đuổi nghiệp võ, ông theo học môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn của thầy Đặng Văn Anh. Đây cũng là môn võ được ông dạy lại cho nhiều thế hệ học trò. 

Để theo đuổi nghiệp võ, ông theo học môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn của thầy Đặng Văn Anh. Đây cũng là môn võ được ông dạy lại cho nhiều thế hệ học trò. 


Ngoài dạy võ cổ truyền, ông còn rất thành thạo các môn thể thao như: Boxing, Muay Thái và Pencak Silat, đã đào tạo được nhiều môn sinh, đại diện cho đội tuyển trẻ Thành phố tham dự các giải đấu trong khu vực, giành được nhiều giải thưởng cao. 

Ngoài dạy võ cổ truyền, ông còn rất thành thạo các môn thể thao như: Boxing, Muay Thái và Pencak Silat, đã đào tạo được nhiều môn sinh, đại diện cho đội tuyển trẻ Thành phố tham dự các giải đấu trong khu vực, giành được nhiều giải thưởng cao. 


Một phụ huynh mới chia sẻ: Biết được về hoàn cảnh sống của thầy, tôi để con mình theo học. Không chỉ cho con học võ để tăng cường sức khỏe hay tự vệ, tôi muốn qua hình ảnh của thầy Dũng, con tôi học được lòng nghị lực vượt qua sự mặc cảm, khó khăn.

Một phụ huynh mới chia sẻ: "Biết được về hoàn cảnh sống của thầy, tôi để con mình theo học. Không chỉ cho con học võ để tăng cường sức khỏe hay tự vệ, tôi muốn qua hình ảnh của thầy Dũng, con tôi học được lòng nghị lực vượt qua sự mặc cảm, khó khăn".


Cuộc sống bôn ba chỉ trên duy nhất một chiếc chân phải, nhưng ông Dũng dường như không biết mỏi mệt là gì. Ai gặp tôi cũng thương cảm, nhưng tôi chẳng thể sống bằng sự thương hại được, võ sư có cuộc đời khá lạ lùng chia sẻ.

Cuộc sống bôn ba chỉ trên duy nhất một chiếc chân phải, nhưng ông Dũng dường như không biết mỏi mệt là gì. "Ai gặp tôi cũng thương cảm, nhưng tôi chẳng thể sống bằng sự thương hại được", võ sư có cuộc đời khá lạ lùng chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại