Ngụ ngôn của bóng đá

Truyện ngụ ngôn hiện đại viết: “Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi: Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?

“Tất nhiên, tại sao lại không” - Quạ nói. Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học mà dân kinh doanh rút ra: Ðể được ngồi không và an toàn, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Hôm qua lại có chuyện ĐT nữ Việt Nam chia thưởng sau SEA Games. Con số 3 tỷ đồng tiền thưởng thật hấp dẫn trong khi ngoài xã hội không ít người rất sợ thưởng Tết bằng tương ớt, mỳ tôm, thậm chí có thể là “giấy” nếu là… phóng viên. 3 tỷ chỉ là một phần nỗ lực từ các cô gái. Thực ra, ĐT nữ chỉ được thưởng 1,5 tỷ nhưng do ĐT U23 thi đấu bết bát quá, dư luận đòi VFF “lấy phần của cầu thủ nam” cho các cầu thủ nữ. Thành ra, ĐT nữ được HCB mà tiền thưởng còn nhiều hơn là đoạt HCV.

Nhưng nghịch lý không dừng lại ở đó, có tiền thưởng lại nảy sinh chuyện khác. Nội bộ ĐT nữ rò rỉ chuyện ông Trưởng đoàn đòi thưởng hạng A, bằng cầu thủ đá chính. Cuối cùng xếp hạng B. Ông Trưởng đoàn sau này lên tiếng phản pháo rằng mình “không hề can thiệp vào chuyện chia thưởng” và nhìn chung là… không biết gì.

 	Ông Lê Anh Tú (đứng đầu) - Trưởng đoàn Bóng đá nữ Việt Nam

Ông Phan Anh Tú (đứng đầu) - Trưởng đoàn Bóng đá nữ Việt Nam

Cuộc sống phức tạp là ở chỗ ấy, khi kề vai sát cánh thì không nói làm gì. Lúc chạm tới quyền lợi, tiền thưởng lại tung tin rò rỉ như thể triệt hạ nhau.

Thật ra, đúng là ông Trưởng đoàn, nhìn thì chỉ thấy “chơi” chứ có thấy “chạy vào sân tranh bóng đâu”. Nhưng nếu nói “ông không làm gì” mà đòi thưởng lớn là sai. Cái “làm” ở đây là “lo”, là “trách nhiệm”. Khi có chuyện thì Trưởng đoàn kiểu gì chẳng bị… gõ đầu.

Nên cũng đừng kêu ca, thưởng Tết thì “sếp” kiểu gì cũng nhất bởi cũng như người ta nói: Một người lo bằng kho người làm”. Thỏ thì đừng ví với Quạ mà thiệt thân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại