Bóng đá Việt đang tụt hậu khủng khiếp thế nào?

Giải đấu “nhà giàu” của Đông Nam Á chưa được chính thức ra đời nên cũng khó xác định tính khả thi, tuy nhiên có thể thấy đấy là một xu thế tất yếu.

Nguồn gốc của kế hoạch này xuất phát từ tiền bản quyền truyền hình. Đông Nam Á đang là khu vực có chi phí mua bản quyền các giải đấu châu Âu (đặc biệt là giải Ngoại hạng Anh) nằm trong tốp 3 thế giới ngoài biên giới Vương quốc Anh.

Với nguồn doanh thu khổng lồ từ các thuê bao, những hãng truyền hình hàng đầu của Thái Lan, Singapore, Malaysia không ngại ngần đầu tư cho một giải đấu của khu vực.

Các con số thu ấn tượng từ giải Ngoại hạng Thái Lan chứng minh tính khả thi của ASL (ASIAN Super League).

Giải đấu V-League dần tụt hậu so với các giải đấu của các nước trong khu vực.
Giải đấu V-League dần tụt hậu so với các giải đấu của các nước trong khu vực.

Nói như vậy để thấy, Việt Nam có tham gia hay không thì tùy chứ chắc chắn ASL sẽ ra đời bởi đây là ý tưởng được dựng nên bởi những nhà kinh doanh bản quyền truyền hình hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứ không phải từ các nhà chuyên môn AFF như giải C1 Đông Nam Á trước đây.

Một khi đã giải quyết được vấn đề tiền bạc, đâu còn chuyện gì khó nữa. Nếu Việt Nam không có đại diện tham gia thì đấy là thiệt thòi của chúng ta.

Và cũng từ ASL mới nhìn thấy bóng đá Việt Nam tụt hậu đến mức nào. Người ta đưa ra một cơ hội kiếm tiền, lại thấy lo hơn là vui.

Người ta đưa ra một động lực để phấn đấu thay vì chỉ loanh quanh ở chức vô địch V.League, lại thấy bị áp lực hơn là phấn khích.

Tức là thay vì cảm thấy có khát khao mạnh mẽ, thì chúng ta lại sợ mình không đủ sức. Không có một nền bóng đá phát triển nào lại rơi vào trạng thái như vậy.

Lý do rất cơ bản: V.League đang tụt lại quá xa so với các làng cầu trong khu vực. Chúng ta không quen nhận được tiền từ truyền hình, nên giờ chẳng biết bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là đủ.

Chúng ta không quen đá bóng hết sức mình để kiềm tiền thưởng thắng trận, nên giờ lại lo bước ra khỏi biên giới “lỡ thua mãi thì sao”.

Chúng ta quen mất cái kiểu “chạy ăn từng mùa”, giờ bảo phải có 5 triệu USD trong tài khoản thì chẳng biết sẽ đáp ứng ra sao dù 5 triệu USD quy sang tiền Việt Nam chỉ hơn 100 tỷ đồng, số tiền mà cách đây 5-6 năm có đến 5-6 CLB đã chi cho chỉ 1 mùa giải.

Nói tóm lại, những yêu cầu và quyền lợi của ASL thực ra không có gì ghê gớm, nó hoàn toàn phù hợp với bóng đá chuyên nghiệp, vấn đề là các CLB Việt Nam chưa quen với điều đó bởi 15 năm qua V.League chỉ là giải đấu “nghiệp dư lãnh lương chuyên nghiệp”.

Nhìn chung, trước ý tưởng ASL, có cảm giác bóng đá Việt Nam “bị sốc văn hóa” chứ trên thực tế, tầm như B.Bình Dương, Hà Nội T&T hay HAGL đâu có thiếu điều kiện để tham gia.

Ngược lại, với các doanh nghiệp đang sở hữu các CLB nói trên thì việc xuất hiện hàng tuần và cả năm trên truyền hình khu vực là một mối lợi không hề nhỏ một chút nào.

Hãy thử tưởng tượng đến việc Becamex quảng bá được các khu công nghiệp hay dự án bất động sản tại Bình Dương cho những đối tác từ Thái, Singapore hay Malaysia… thì sẽ tin rằng nếu phải đầu tư 5 triệu hay 10 triệu USD để có suất dự ASL không phải là chuyện lớn lao gì.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại