Bà May đã đăng quang trong sự hoan nghênh của cả nước Anh vào năm 2016, và được giao sứ mệnh giải quyết Brexit. Trong cuộc bầu cử năm 2017, bà giành được tỷ lệ phiếu bầu ngang ngửa với Margaret Thatcher hay Tony Blair từng có.
Bà đã chiến đấu để lèo lái thỏa thuận Brexit. Nhưng đáp lại những nỗ lực của bà, Đảng Bảo thủ đã đưa ra một lời cảnh báo khủng khiếp cho bất cứ ai đứng về phía bà May. Hoảng sợ trước Brexit, Đảng Bảo thủ đã gạt đi vũ khí chính trị quý giá nhất của họ - lòng trung thành với lãnh đạo: họ phản bội bà May.
Việc bà May rơi vào tình cảnh này là điều có thể thấy trước. Chính trị gia người Anh Alexis de Tocqueville phân tích: "Theresa May không có khả năng kết bạn hay có thêm đồng minh. Điều đó đã tước đi sự hỗ trợ mà đáng lẽ bà nên có trong sự nghiệp của mình. Bà ấy khá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, ngay cả khi đang tìm kiếm một thỏa thuận - thứ mà bà rất cần".
Đồng minh duy nhất mà bà May có là chồng mình, Philip May. Bà cô độc, và dường như chẳng mấy khi nhận được lời khuyên chân thành. Bị đào thải khỏi chính trường bởi chính những người đã từng ủng hộ bà trước đây, có lẽ sẽ thực sự đau đớn.
Chính trường nước Anh, từ đế chế La Mã, vương vị đã được tranh giành bằng những vụ ám sát, một sự khốc liệt đến tàn bạo.
Quan trọng hơn, sự ra đi của bà May sẽ chẳng tạo ra được sự khác biệt nào đáng kể cho Brexit. Một số phiên bản của thỏa thuận hiện tại có thể sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện nếu mối quan hệ kinh tế với EU không được cải thiện.
Nhà lãnh đạo tiếp theo của Đảng Bảo thủ vẫn sẽ phải tìm kiếm một thỏa thuận có khả năng được thông qua bởi Hạ viện. Hai nửa bị chia rẽ của một cộng đồng chính trị phải được kết hợp lại với nhau.
Một hàng rào hải quan hay lệnh cấm người di cư, bao quanh một hòn đảo ngoài khơi và qua vùng nông thôn Ailen sẽ chẳng có lợi cho ai ngoài các quan chức và cảnh sát.
Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu là một cú đánh lạc hướng hoàn hảo. Trong hai năm qua, Hạ viện đã rất kiên quyết. Họ đã bỏ phiếu áp đảo chống lại EU mà không có thỏa thuận về hải quan và biên giới.
Bất cứ ai lãnh đạo Đảng Bảo thủ - có thể là Boris Johnson, Jeremy Hunt, Michael Gove hoặc bất kỳ ai khác - sẽ phải đón nhận điều này. Họ sẽ phải đàm phán một thỏa thuận Brexit với Brussels và nhanh thôi, thỏa thuận đó sẽ là một phiên bản của thỏa thuận mà Hạ viện đã ba lần bác bỏ.
Ở điểm này, sự thất bại của bà May đang là tâm điểm. Học thuyết Machiavellian nói rằng sức mạnh có thể đạt được bởi các nguyên tắc, nhưng để duy trì được sức mạnh, thì chủ nghĩa thực dụng mới là đúng đắn. Nghệ thuật được sử dụng để tranh giành quyền lực và cách để duy trì được quyền lực đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhà nghiên cứu chính trị David Runciman nhắc nhở chúng ta rằng, trong khi sự giả tạo đôi khi là sai trái về mặt đạo đức, nhưng trong chính trị, nó chính là một tấm áo giáp mà ta cần phải có.
Hạ viện sẽ phải chấp nhận rằng nếu không đạt được thỏa thuận, họ sẽ trở thành trò cười vì đã hô hào về khả năng chiến thắng của mình với cử tri hồi năm 2016.