Hình ảnh thiên thạch đáp xuống thành phố Urals, Nga ngày 15/2.
Nga được mệnh danh là quê hương của lý thuyết âm mưu cộng thêm một số nghi vấn khó lý giải trong vụ thiên thạch Chelyabinsk đâm vào thành phố Ural khiến nhiều người bày tỏ nghi ngờ những kết luận ban đầu về sao băng trên.
Mảnh vỡ thiên thạch hạ cánh xuống mặt băng ngày 15/2 ở Nga tạo nên một hố nước lớn.
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới nhất của tờ nhật báo Noviye Izvestia , một nửa độc giả tham gia khảo sát không tin vào kết luận chính thức của giới khoa học rằng thiên thạch Chelyabinsk là một sao băng.
Cũng mang tâm lý nghi ngờ tương tự, một nghị sĩ Quốc hội theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nga tên là Vladimir Zhirinovsky tuyên bố cho rằng vụ nổ thiên thạch liên quan đến một vụ thử vũ khí bí mật của Mỹ nhằm mục tiêu vào Nga.
Ngoài ra, ít nhất một giáo sĩ cấp cao của Nga đã khẳng định, sự kiện thiên thạch mới đây là một lời nhắn gửi thần thánh từ Chúa trời, với mục đích nhắc nhở con người về sự mong manh và quý giá của sự sống trên thế giới này.
“Theo Kinh thánh, chúng ta biết Chúa thường gửi các thông điệp và những lời cảnh báo thông qua các lực lượng tự nhiên”, Feofan một giám mục của Nga tuyên bố.
Với năng lượng giải phóng lên tới 500 kiloton, bằng 300 lần quả bom nguyên tử từng bị ném xuống Hiroshima, thiên thạch Chelyabinsk, sao băng đá và sắt 10.000 tấn được đặt theo tên của một thành phố gần nơi các mảnh vỡ thiên thạch hạ cánh nhất, được xem là ngôi sao băng lớn nhất từng đâm vào trái đất, hơn cả sao chổi Tunguskaya trong một sự kiện tương tự năm 1908.