Video: Ngoạn mục gió Mặt Trời vút bay trong vũ trụ

myle |

Hiện tượng này đã tạo nên cực quang tuyệt đẹp trên Trái Đất hôm 3/9.

NASA mới đây đã phát hành một đoạn video cho thấy các khối vật chất mang điện, hay còn được gọi là gió Mặt Trời bắn lên không trung ở độ cao hơn 500.000 km so với bề mặt. Những hình ảnh chưa từng thấy này được Đài quan sát động lực học Mặt Trời SDO của NASA ghi lại.

video-ngoan-muc-gio-mat-troi-vut-bay-trong-vu-tru

Những hình ảnh được DSO của NASA ghi lại.

Các tia lửa Mặt trời này di chuyển với vận tốc gần 1.500 km/s. Mặc dù không di chuyển trực tiếp về phía Trái Đất, song chúng lại liên kết với môi trường từ tính của Trái Đất, tạo nên hiện tượng cực quang vào buổi sớm. Một ví dụ điển hình là hiện tượng cực quang tuyệt đẹp diễn ra trên bầu trời Bắc Mỹ hôm 3/9.

video-ngoan-muc-gio-mat-troi-vut-bay-trong-vu-tru

Hiện tượng cực quang ở Yukon (Canada) vào ngày 3/9

Khi xảy ra hiện tượng, tia lửa bị giữ chặt trong quyển sáng trên bề mặt Mặt Trời, tuy nhiên nó vẫn bắn ra bên ngoài quầng hào quang Mặt Trời. Những tia lửa này thậm chí có thể tồn tại ở quầng Mặt Trời tới vài tháng.

video-ngoan-muc-gio-mat-troi-vut-bay-trong-vu-tru

Những hình ảnh này trong đoạn video là một ví dụ điển hình của hiện tượng tia lửa.

“Đến đoạn cuối video, chúng ra có thể thấy dòng năng lượng như bị phá vỡ, tuy nhiên chiều dài và hình dạng cơ bản của nó chủ yếu vẫn nguyên vẹn”, NASA cho biết.

video-ngoan-muc-gio-mat-troi-vut-bay-trong-vu-tru

Hình ảnh các khối vật chất mang điện hay còn gọi là gió Mặt Trời được hiển thị trong 4 bước sóng của tia cực tím

Video gió Mặt Trời vút bay trong không trung:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại