Sebastian Walker một phóng viên người Mỹ đã trở lại thăm vùng đất Baghdad sau chín năm. Năm 2003, khi Mỹ đưa quân tới Iraq ông đã có mặt ở đây và chứng kiến những cảnh tượng đau thương, chết chóc trên mảnh đất này.
Xuyên suốt cuộc hành trình từ Basra tới Baghdad những gì người phóng viên bắt gặp là vết thương chiến tranh vẫn hiện hữu khắp nơi. Hàng chục nghìn người dân Iraq vô tội đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh kéo dài suốt tám năm; 1,3 triệu người mất nhà cửa; một nửa triệu dân vùng Baghdad phải sống trong những trại tị nạn. Các khu dân cư bị chia cắt bởi những bức tường rào xi măng câm lặng, vô hồn. “Nước mắt vẫn chưa ngừng rơi trên khuôn mặt những người dân nơi đây”, Ali, người đã mất anh trai trong cuộc chiến đau đớn nói.
Cứ 10 người phụ nữ Iraq thì có một người trở thành góa phụ sau cuộc chiến. Hana Naif biết tin chồng mình thiệt mạng khi đang mang thai đứa con thứ hai. Đứa con cuối cùng cũng rời bỏ cô nhưng không lúc nào người phụ nữ này thôi nghĩ về người chồng đã khuất của mình và nuôi ý định trả thù. “Tôi không quan tâm tới mạng sống của mình, điều tôi muốn bây giờ là những kẻ gây ra tội ác phải nếm trải nỗi đau mà tôi và chồng tôi đã phải chịu đừng.”
Cuối năm 2011, trong chiến dịch vận động tranh cử, Tổng thống Barack Obama lúc bấy giờ đã cam kết rút quân khỏi Iraq, chấm dứt một cuộc chiến tranh bế tắc và đầy tuyệt vọng. Toán quân cuối cùng của Mỹ rút khỏi Iraq vào cuối năm 2011, ước tính gần 4.500 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng, thế nhưng không một con số thống kê chính xác nào về số binh sĩ và công dân Iraq thiệt mạng được đưa ra.
Sau những vết thương đã gây ra ở Iraq, nước Mỹ vẫn không ngừng phát triển, còn tại Iraq nỗi đan vẫn hiện hữu từng ngày.
Clip "Iraq hậu chiến tranh":