Chàng thanh niên được biết tới với cái tên Larry giải thích rằng hình nộm đầu sư tử không bao giờ được giặt giũ. Vì thế, sự kết hợp của mồ hôi, bụi bẩn và mùi cơ thể đủ khiến các nghệ nhân múa sư tử cảm thấy nôn nao mỗi khi chui vào đó.
Múa sư tử xuất hiện tại Singapore từ những năm 1820. Trước đây, các đội múa sư tử có liên quan chặt chẽ với các băng nhóm và tổ chức xã hội đen. Mặc dù ngày nay mối liên hệ này đã suy yếu nhưng vẫn có sự cạnh tranh giữa các đội là đối thủ của nhau, Larry, chừng 20 tuổi cho biết.
Lòng tự trọng là một thứ gì đó rất to tát trong cộng đồng và một lời nói mất lòng có thể gây ra một cuộc ẩu đả, anh nói.
Có những quy tắc ngầm và nếu ai vi phạm có thể gây ra rắc rối lớn.
"Trong các cuộc thi, nơi mà những pha nguy hiểm được thực hiện, bạn không nên cười hay bình luận gì khi một thành viên của một đôi khác mắc lỗi," Larry nói.
Ngoài ra, những nghệ nhân múa sư tử tại Singapore, nơi có một cộng đồng người Hoa đông đúc sinh sống, còn có các thói quen khác.
Khi các thành viên của một đội múa sư tử tham gia vào một đội khác trong một màn biểu diễn, họ phải mặc quần áo thường bên trong đồng phục của đội đó.
"Trong trường hợp bạn tham gia một cuộc chiến bất đắc dĩ, bạn chỉ cần bỏ lớp áo bên ngoài và bỏ chạy," Larry chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Các thành viên tạm thời trong những đội múa sư tử không mong đợi bị liên lụy trong các cuộc đụng độ.
Họ không kiếm được nhiều tiền từ việc múa sư tử. Các thành viên thường được trả bằng đậu phộng và nhiều người theo nghề vì niềm đam mê.
"Bạn sẽ nhận được từ 0-50 đôla Singapore nếu bạn tham gia biểu diễn và nhiều hơn một chút nếu bạn giúp đỡ đội khác," Larry nói.
Thỉnh thoảng, một vài nghệ nhân có kinh nghiệm sẽ được trả hàng ngàn đôla Singapore cho những màn biểu diễn công phu hơn, tất cả đều được trả bằng tiền mặt đựng trong một bao lì xì.
Tuy nhiên, các nghệ nhân trẻ không bao giờ có cơ hội thấy tiền.
"Tất cả đều được tính ra thực phẩm, phương tiện và đồ đạc," Larry cho biết.
Họ cũng không được mặc cả về thù lao bởi theo truyền thống của người Hoa, nếu bóc lì xì trước mặt người tặng là một hành động bất lịch sự.
Nhiều người nghĩ rằng những người điều khiển hình nộm đầu sư tử là ngôi sao của buổi biểu diễn. Nhưng Larry nói rằng điều đó chỉ đúng 1 nửa.
Trong những màn biểu diễn khá đơn giản, những nghệ nhân như vậy đóng một vai trò quan trọng tuy nhiên trong màn biểu diễn liên quan tới các động tác nhảy, thăng bằng... lại không thể thiếu sự nỗ lực của những người múa ở phía đuôi.
"Những người ở phía trước thường đi vòng quanh và trông sặc sỡ hơn để gây sự chú ý. Nhưng những người múa sư tử hiểu rằng để có một màn biểu diễn sinh động phải nhờ vào công của những người ở phía sau rất nhiều," Larry, một thành viên thường đứng phía sau cho biết.
Larry nói rằng anh thường phải cho các đồng nghiệp đứng lên đầu hoặc lên vai mình.
Điều gì đã giữ chân Larry bám trụ với nghề này? Cảm giác hồi hộp và hưng phấn chạy qua các tĩnh mạch của anh khi anh tham gia vào một cuộc thi, đặc biệt là Giải vô địch múa sư tử toàn quốc thường được tổ chức ở thành phố Ngee Ann.
"Khi bạn vào vòng chung kết, chỉ có một đội mặc đồng phục đứng trên sân khấu thi đấu và mọi con mắt đổ dồn về bạn, đó chính là thành quả của 4, 5 tháng tập luyện cực khổ," Larry tâm sự. Bản thân anh cũng đã từng tham dự vài ba cuộc thi như vậy.