Truyền thuyết về tục thờ cá Ông của Việt Nam lên báo Pháp

myle |

(Soha.vn) - Thờ cá Ông là cách để ngư dân thể hiện sự tôn kính với loài vật này và cầu xin an lành, bội thu trên biển.

Trước khi căng buồm, thực hiện chuyến hành trình 1 tháng của mình, anh Nguyễn Hoàng Lợi đã tới chùa Tan, nơi còn lưu giữ lại xương của 2 ông cá voi khổng lồ mà ngư dân tại đây cho là rất linh thiêng, thành tâm cầu khấn.

Trả lời trên hãng tin Pháp AFP, người đàn ông 45 tuổi này cho biết:  "Cầu khấn cá voi sẽ giúp chúng tôi được an toàn nếu gặp bất trắc trên biển". Ông và cả đoàn thủy thủ của mình đang chuẩn bị rời Lý Sơn, hòn đảo có khoảng 21.500 người dân miền Trung sinh sống.

Ngôi chùa nằm bên bờ vùng biển xanh ngắt màu ngọc lam tại đảo Lý Sơn này là nơi những ngư dân Việt Nam phụ thuộc vào thời tiết vẫn thường lui tới cầu khấn vị thần của mình, được gọi là "cá Ông".

Truyền thuyết về tục thờ cá Ông của Việt Nam lên báo Pháp 1

Hình cá voi đắp trên tường chùa Tan.

Dọc khắp 3.200 km bờ biển Việt Nam, các làng chài ven biển đều thờ cá voi, họ coi cá voi là thần hộ mệnh.

Ông Trần Ngô Xương, một ngư dân 75 tuổi đã nghỉ hưu, nay trở thành người trông giữ chùa Tan cho biết:  "Nếu ngư dân gặp một cơn bão bất ngờ trên biển và không biết trú ẩn ở đâu, họ cầu xin sự giúp đỡ từ cá Ông... Cá voi sẽ xuất hiện bên cạnh thuyền, giúp họ vượt qua những giờ phút nguy hiểm".

Sau buổi lễ thờ cúng được thực hiện một cách cẩn thận, ông Xương mở cửa bước vào hai căn phòng sáng lờ mờ, nơi xương của cá Ông được bảo quản.

Truyền thuyết về tục thờ cá Ông của Việt Nam lên báo Pháp 2

Ông Trần Ngô Xương trong lễ thờ cúng cá Ông.

Khi còn sống, cá Ông nặng khoảng từ 50 - 70 tấn và đều dài hơn 20 mét. Ông Xương nói rằng hai cá Ông mắc cạn trong các vụ tai nạn trên bờ biển Lý Sơn cách đây đã hơn 100 năm.

Hàng trăm người đã phải vật lộn, cố gắng đưa được hai cá Ông này vào sâu trong đất liền. Thế nhưng, sau nhiều nghi lễ cầu khấn, nhờ thủy triều thuận lợi, chỉ cần vài chục người dân đã có thể kéo họ vào sâu đất liền một cách dễ dàng.

Sau khoảng 5 - 10 năm chôn cất, xương của cá Ông được đưa lên và cất giữ cẩn thận. Dầu cá được tách ra và cất trong các thùng chứa lớn bằng gốm, được dùng trong các nghi lễ rửa xương cá Ông trong ngày giỗ của họ.

Các phương tiện truyền thông địa phương thường xuyên đưa tin về những vụ sống sót thần kì của ngư dân, nhờ sự hỗ trợ của cá voi. Trong đó có câu chuyện về ông Đặng Châu.

Khi đang quay trở về bờ sau chuyến hành trình đánh bắt, thuyền của ông Châu bất ngờ gặp bão. Toàn bộ các thủy thủ đoàn đều lo sợ rằng con thuyền chở đầy cá sẽ lật nhào.

"Rồi một con cá voi khổng lồ tới, bơi trước thuyền của chúng tôi và ngăn cơn bão, vì thế, cả phi hành đoàn có thể quay vào bờ".

"Con cá voi này chỉ bởi quay lại biển sau khi các ngư dân đã vào bờ an toàn".

Truyền thuyết về tục thờ cá Ông của Việt Nam lên báo Pháp 3

Bộ xương cá Ông được người dân cất giữ cẩn thận.

Lễ hội thờ cá voi tại Bà Rịa Vũng Tàu đã được các nhà chức trách xếp hạng trong top 15 lễ hội của Việt Nam.

Những người dân đảo Lý Sơn hi vọng rằng lễ hội này có thể thúc đẩy khách du lịch tới thăm quan đảo.

Huyện đảo này đang có kế hoạch lắp lại bộ xương và xây dựng một ngôi chùa mới trưng bày 2 bộ xương này, giúp thu hút khách du lịch và tăng nguồn thu cho nhân dân địa phương, giảm phụ thuộc và hoạt động đánh bắt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại