Trung Quốc đang lãng phí thời gian trên Biển Đông

Nhà báo Greg Torode của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm nay (9/4) có bài viết cho rằng Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông, nhưng đang lãng phí thời gian.

Máy bay của Hải quân Trung Quốc hạ cánh trên tàu trong đợt đổ bộ lên bãi James Shoal
Máy bay của Hải quân Trung Quốc hạ cánh trên tàu trong đợt đổ bộ lên bãi James Shoal.

Nhà báo Greg Torode cho biết trong thời gian này, Bắc Kinh cùng với sự giúp đỡ của các tàu chiến và máy bay đã không ngần ngại tìm cách tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Thời gian gần đây, hải quân Quân đội Trung Quốc (PLA) đã triển khai lực lượng binh lính được trang bị đầy đủ vũ khí đổ bộ lên một bãi cô lập thuộc trung tâm hàng hải của Đông Nam Á. Đây là một trong những động thái mà Trung Quốc đang cố đánh dấu chủ quyền.

Bãi James Shoal, cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km, nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có thể xem là tâm điểm của vụ tranh chấp liên quan đến các nước Việt Nam, Philippines và Brunei cũng như Malaysia và Trung Quốc. Vùng lãnh thổ tranh chấp này đang làm chấn động cộng đồng quốc tế.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam và Philippines cật lực lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc về vấn đề “đường lưỡi bò" ôm trọn hầu hết Biển Đông, trong khi Malaysia và Brunei cũng đang trong tình trạng đối đầu với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển.

Tuy nhiên, hôm 26/3, lực lượng thủy thủ trên tàu Jinggangshan, một trong 3 tàu đổ bộ dài 200m của Trung Quốc đã ngang ngược, tự cho mình quyền làm nhiệm vụ “bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu đạt ước mơ của Trung Hoa hùng mạnh". Động thái này của Trung Quốc một lần nữa buộc Malaysia bước vào cuộc đấu tranh.

Các quan chức Brunei không đưa ra bình luận nào về sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc trên bãi James Shoal cho tới khi họ nhận được bản báo cáo đầy đủ đăng tải trên Tân Hoa Xã .

Các quan chức Bộ Ngoại giao Malaysia dẫn lời các quan chức hải quân và hàng hải cho rằng họ không nhận thấy sự có mặt của tàu Trung Quốc trên biển, một phản ứng làm tăng khả năng nghi vấn hơn là giải đáp. Điều này đã dẫn đến sự khó khăn trong việc lên tiếng phản đối bởi chưa có “bằng chứng”.

Mặc dù Tuyên bố chung của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc đã được ký năm 2002, chưa bao giờ thực hiện được một cách hiệu quả. Các nỗ lực ngoại giao đã được đưa ra song rắc rối vẫn chưa được giải quyết. Hội nghị các bộ trưởng ASEAN sẽ diễn ra tại Brunei trong tuần này cũng đặt nhiều hy vọng.

Theo báo SCNM, trong vấn đề này, Trung Quốc đưa ra nhiều lý do để tiếp tục thực hiện các hành động của mình, nhưng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, từ quần đảo Hoàng Sa tới bãi cạn Scarborough hay bãi Jame Shoal thì có lẽ Bắc Kinh đang lãng phí thời gian.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại