Thảm sát Nauy: trách nhiệm thuộc về ai?

daquynh |

Vụ đánh bom ở Oslo đã có thể được ngăn chặn nhờ vào những biện pháp an ninh được thi hành một cách hiệu quả.

Một báo cáo mới công bố hôm thứ Hai nhận định vụ đánh bom và xả súng kinh hoàng làm 77 người thiệt mạng ở Nauy mùa hè năm ngoái có thể đã không xảy ra.

Tay sát thủ Anders Behring Breivik hiện vẫn đang được xét xử trong vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Oslo làm 8 người chết và tiếp sau là vụ xả súng vào một trại hè thanh niên trên đảo Utoya khiến 69 người khác tử vong.

Chủ tịch Ủy ban điều tra vụ thảm sát ngày 22.7, ông Alexandra Bech Gjor cho biết cảnh sát và các cơ quan an ninh đã có thể và đáng lẽ phải làm hơn những gì họ có thể làm để ngăn chặn vụ tấn công này.

tham-sat-nauy-trach-nhiem-thuoc-ve-ai
Thủ tướng Nauy Jens Stoltenberg phát biểu sau khi bản báo cáo được công bố rằng ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho vấn đề an ninh của quốc gia, “một trách nhiệm hoàn toàn nghiêm túc”.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh mình sẽ không từ chức sau thiếu sót trong vụ thảm sát này.

Theo tin từ các cơ quan chức năng, Breivik đã cho phát nổ một quả bom bên ngoài văn phòng làm việc của thủ tướng hôm 22.7.2011 làm 8 người chết. Sau đó, y còn tấn công hòn đảo Utoya trong khuôn viên của trại hè thanh niên do Đảng Lao động tổ chức với sự có mặt của hơn 700 thanh thiếu niên.

Nhà chức trách cho hay, tên sát nhân đã đi quanh hòn đảo và xả súng vào trại hè, giết chết 69 người trước khi bị một nhóm cảnh sát tinh nhuệ Nauy bắt giữ.

Sau khi bị bắt giữ, Breivik không hề phủ nhận vụ giết người nhưng lại hùng hồn nói rằng những điều y làm là “cần thiết” để bảo vệ Nauy khỏi một chủ nghĩa đa văn hóa.

Báo cáo mới công bố này nhấn mạnh cảnh sát đã có thể phản ứng nhanh nhạy hơn trong vụ thảm sát đẫm máu này và cứu sống nhiều mạng người.

Báo cáo đồng thời nhận định, khu vực trung tâm thì thiếu lực lượng cảnh sát hoạt động, thêm vào đó, phạm vi sử dụng máy bay trực thăng lại hạn chế.

Sau vụ tấn công, lực lượng cảnh sát đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ công luận vì đã di chuyển đến đảo Utoya bằng thuyền chứ không phải bằng trực thăng.

Tuy nhiên, ủy ban điều tra nhấn mạnh, nguyên nhân lớn đằng sau phải kể đến sự yếu kém trong khả năng lãnh đạo và truyền thông. Trong đó, việc chia sẻ thông tin của cảnh sát chính là “yếu điểm lớn nhất” và cơ quan an ninh đã không được đào tạo bài bản để chống lại các vụ tấn công khủng bố.

Vụ đánh bom ở Oslo đã có thể được ngăn chặn nhờ vào những biện pháp an ninh được áp dụng và thi hành một cách hiệu quả”.

Báo cáo đồng thời nhận định, lực lượng cảnh sát đáng lẽ ra phải biết về sự tồn tại của Breivik trước khi vụ thảm sát kịp xảy ra, để rồi sau đó ngụy biện rằng không có đủ chứng cớ để ngăn chặn kẻ sát nhân.

Báo cáo của ủy ban điều tra cũng chỉ trích hoạt động kiểm soát vũ khí của Nauy là chưa hợp lý và đầy đủ.

Chính phủ Nauy đã thành lập ủy ban điều tra ngay sau vụ tấn công ngày 22.7, vụ thảm sát kinh hoàng nhất ở Nauy kể từ sau Thế chiến II.

Ủy ban điều tra đã tiếp cận nhiều tài liệu bí mật cũng như phỏng vấn hàng trăm người để làm sáng tỏ những nghi vấn trong vụ thảm sát trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại