Tàu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần

hoanghuyen |

Mẫu hạm đầu tiên của TQ ra mắt đánh dấu một cột mốc mang tính biểu tượng cho sức mạnh quân sự của nước này.

Trung Quốc hôm qua chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động, đúng thời điểm Bắc Kinh và Tokyo có căng thẳng ngoại giao liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Giới chức Trung Quốc mô tả hàng không mẫu hạm dài 300 m này là một bước tiến lớn về năng lực hải quân khi Mỹ tuyên bố chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á.

Trung Quốc hân hoan

Tại buổi lễ ra mắt chính thức của tàu Liêu Ninh ở cảng Đại Liên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo gọi sự kiện này là một mốc son trong lịch sử quân sự và phát triển vũ khí của Trung Quốc. Thay mặt các lãnh đạo đất nước, ông Ôn cho hay việc đưa con tàu vào hoạt động là một bước tiến vĩ đại trong việc truyền cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc và dẫn dắt những công nghệ quốc phòng.

tau-san-bay-trung-quoc-mang-y-nghia-tinh-than

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự tại căn cứ hải quân ở thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc của Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của nước này được đặt tên là Liêu Ninh, nơi nó được làm mới. Ảnh:Xinhua

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng có mặt tại buổi lễ trong trang phục theo kiểu Mao Trạch Đông mà ông dành riêng cho các nghi lễ quan trọng của quân đội. Người đồng thời nắm giữ cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương còn tận tay trao lá cờ của quân đội Trung Quốc cho đơn vị tiếp nhận tàu Liêu Ninh.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo: "Đó là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ hiệu quả chủ quyền và an ninh quốc gia, phát triển các lợi ích, đồng thời thúc đẩy hòa bình thế giới cũng như phát triển chung"

Yang Yi, một thiếu tướng hải quân Trung Quốc, bình luận rằng con tàu khổng lồ đã đưa nước ông tới gần hơn tới việc thỏa mãn khát vọng "không chỉ là một cường quốc trên bộ mà còn cả trên biển". Dù không đề cập cụ thể tới các tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, ông Yang nhận thức rõ mối lo ngại của các nước về sức mạnh quân sự ngày một gia tăng của Bắc Kinh. Nhưng ông Yang cho rằng Bắc Kinh không ngần ngại "khoe cơ bắp".

"Khi Trung Quốc có một lực lượng hải quân mạnh mẽ và cân bằng hơn, tình hình khu vực sẽ ổn định hơn vì các lực lượng đe dọa hòa bình khu vực sẽ không dám hành động hấp tấp", ông Yang nhận định.

Qiao Liang, thiếu tướng không quân Trung Quốc, nói: "Trung Quốc sẽ có nhiều cách đa dạng hơn, cả cứng rắn lẫn mềm dẻo, để giải quyết các tranh chấp trên biển", bao gồm Biển Đông và biển Hoa Đông.

Dư luận hoài nghi

Tuy nhiên, người ta không nhìn thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu sân bay Liêu Ninh. Bởi vậy, giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay có năng lực được kiểm chứng, đồng thời chiếc hàng không mẫu hạm được làm mới không giúp Bắc Kinh tiến thêm nhiều bước trên con đường tự xây dựng lực lượng tàu sân bay.

tau-san-bay-trung-quoc-mang-y-nghia-tinh-than

Tàu sân bay Liêu Ninh tại cảng Đại Liên hôm 24/9. Ảnh:AP

Giới phân tích vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ chủ yếu tìm cơ hội để tàu Liêu Ninh tập dượt và tích lũy thanh thế. Việc này cũng sẽ giúp hải quân nước này có tiếng nói trọng lượng hơn trong khu vực. Về lâu dài, để có một đội tàu sân bay đủ "nanh vuốt", Trung Quốc sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại