23.000 tàu cá Trung Quốc đổ bộ ra biển Đông vào ngày 1/8
Đúng 12 giờ trưa ngày 1/8, tờ Nhật báo Hải Nam dẫn lời Đại diện Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam, Trung Quốc cho biết tỉnh này sẽ đẩy mạnh khai thác nghề cá trên biển Đông, cái gọi là “ngư trường Tam Sa”, hướng dẫn ngư dân Trung Quốc đóng tàu lớn, tổ chức đánh bắt xa bờ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.
Trước đó, trong tháng 7 Trung Quốc đã đơn phương thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối mạnh mẽ của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc đồng loạt đổ ra ngư trường Biển Đông sau 12h trưa ngày 1/8 sau khi lệnh cấm đánh bắt đơn phương của nước này hết hiệu lực.
Trong đợt tổng xâm phạm bằng tàu cá này, Trung Quốc đã triển khai các tàu cá từ 2 tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Tại thành phố cảng Dương Giang ở phía tây Quảng Đông, hơn 1.000 chiếc tàu cá đã hướng về biển Đông sau khi Phó chủ tịch tỉnh Lưu Côn thông báo khai mạc lễ hội nghề cá của tỉnh này.
Theo ông Lưu, hơn 14.000 chiếctàu cáđăng ký tại Quảng Đông sẽ khởi hành hướng xuống biển Đông để đánh bắt.
Tại tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 chiếc tàu cá chở theo 35.611 ngư dân cũng chuẩn bị đổ xuống biển Đông, theo các quan chức ngư nghiệp tỉnh này.
Như vậy, có ít nhất 23.000 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ hoạt động tại biển Đông trong những ngày tới.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc thể hiện thái độ gây hấn bằng hành động ngang nhiên tiến hành đánh bắt trái phép trên biển Đông. Trước đó, khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đội tàu 30 chiếc trở về cảng Tam Á, Hải Nam, ngày 29/7 sau hơn 10 ngày đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 29/7 đội tàu cá này đã quay trở về Tam Á, kết thúc hành trình đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Và người phụ trách cơ quan nghề cá và hải dương tỉnh Hải Nam, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố, việc 30 tàu cá trở về Tam Á "đã tạo ra tiền lệ mới cho các biên đội tàu cá quy mô lớn đánh bắt ở các ngư trường bên ngoài".
Nga bắt giữ 10 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong tháng 7
Ngày 24/7lực lượng tuần duyên Nga nbắt giữ thêm 2 tàu cá của Trung Quốc gồm 33 thuyền viên đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Ngatrong khi đang ráo riết chuẩn bị khởi tố thuyền trưởng hai tàu cá Trung Quốc bị bắt hôm 15 và 16/7.
Tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky
Lực lượng tuần duyên Nga cho biết, hai tàu cá vừa bị bắt đã đánh bắt cá, thủy hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Nga.Hai tàu cá đã bị áp tải vềvề cảng Nakhodka của Ngađể chờ xử lý cùng với 8 tàu cá bị bắt trước đó.
Tàu Ngư chính Trung Quốc tuần tra gần đảo Điếu Ngư
Sáng sớm ngày 14/1/2012, Cục Bảo đảm an ninh biển Nhật Bản cho biết, một chiếc tàu Ngư chính Trung Quốc đã đến vùng biển phụ cận đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), Cục Bảo đảm an ninh đã điều nhiều tàu tuần tra tiến hành ngăn cản và giám sát.
Tàu Ngư chính 201 của Trung Quốc
Tàu tuần tra Nhật Bản đã phát lời cảnh báo vô tuyến đối với tàu Ngư chính Trung Quốc, yêu cầu tàu Ngư chính Trung Quốc không nên đi vào “vùng biển Nhật Bản quản lý”.
Đáp lại, tàu Ngư chính nói rằng họ đang tuần tra ở “vùng biển do chúng tôi quản lý”, đang thực hiện công việc chính đáng.
Philippines cảnh cáo tàu cá Trung Quốc không được vơ vét san hô
Ngày 27/7, Thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines Eugenio Bito-onon, người có thẩm quyền đối với một số hòn đảo và bãi cỏ rong ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông cho biết, các tàu của Trung Quốc đang đánh bắt san hô ở khu vực này, làm ảnh hưởng tới môi trường biển và an ninh lương thực cũng như cuộc sống của cư dân trên đảo.
Các tàu cá của Trung Quốc. Ảnh:Xinhua
Trả lời hãng tin Kyodo qua điện thoại, Thị trưởng Eugenio nói: "Chúng tôi có thể bỏ qua nếu họ chỉ đánh bắt cá. Nhưng chúng tôi thấy họ đang chở san hô trên các tàu của mình. Đương nhiên điều này phải được cảnh báo vì nó đang đe dọa tới an ninh lương thực và đời sống của người dân."
Ngày 4/12/2011, hải quân Philippines cũng đã từng bắt 6 ngư dân Trung Quốc cùng 25 tàu cá khác của nước này ở ngoài khơi đảo Palawan.bị cho là có hành động đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á.
Tuần duyên Mỹ bắt giữ một tàu cá Trung Quốc
Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ đô đốc Robert J. Papp hôm 6.8 cho biết tàu tuần dương Rush vốn được điều đến vùng biển Alaska song đã truy bắt một tàu cá trên Thái Bình Dương theo luật đánh bắt thương mại. Tàu cá này không có giấy phép đăng ký đánh bắt, đồng thời sử dụng một phương pháp đánh bắt đã bị cấm.
Tàu tuần dương Rush của Mỹ trong một lần ghé thăm Trung Quốc - Ảnh: Reuters
“Tôi sẽ nói rằng hoạt động cướp cá này đang tiếp diễn… Họ dùng loại lưới dài 8 dặm (12,8 km) ở đó và thu gom mọi thứ chảy qua nó”, ông Papp phát biểu tại phiên điều trần của một tiểu ban thuộc Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện Mỹ. Theo ông này, nhiều đàn cá di cư đến Alaska cũng có thể bị vơ vét.
Tàu cá chở theo các công dân Trung Quốc và có thể được giao lại cho phía Trung Quốc để tiến hành tố tụng.
Bành trướng sang cả Sri Lanka, Triều Tiên, Hàn Quốc
Ngày 6/8/2012 Hải quân Sri Lanka cho biết họ phát hiện ra 2 tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép tại vùng biển gần tỉnh Batticaloa vào đêm 5/8. Hải quân nước này đã chặn hai tàu cá, bắt giữ 37 ngư dân Trung Quốc cùng hai người dân Sri Lanka. Phát ngôn viên Hải quân Sri Lanka là Trung tá Kosala Warnakulasuriya cho biết những người bị bắt sẽ được chuyển giao cho cảnh sát để tiếp tục điều tra.
Ngày 16 /6/ 2012 Cảnh sát biển Incheon (Hàn Quốc) cũng đã bắt giữ 4 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Hàn Quốc. 4 tàu cá này đã đánh bắt phi pháp ở khu vực cách Thanh Đảo 24 hải lý về phía Đông Nam vào lúc 4h sáng ngày 14/6.
Ngày 8/5/2012 tàu cá Trung Quốc cũng đã vượt đường giới tuyến xâm nhập và đánh bắt cá trái phép trên vùng biển chủ quyền của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã bắt giữ bắt 3 tàu cá và 29 ngư dân trên tàu.