Con thuyền bằng vàng có hình dạng một con chim thần thoại chở linh cữu của cựu hoàng Norodom Sihanouk bên ngoài Cung điện Hoàng gia Campuchia tại Phnom Penh. Thi hài của ông sẽ được đặt tại điểm hỏa táng để thực hiện các nghi lễ tôn giáo, cho đến ngày 4/2 tới, khi phu nhân và con trai ông, quốc vương Norodom Sihamoni đốt giàn thiêu.
Quốc vương Norodom Sihamoni (giữa, bên trái) và mẹ (giữa, bên phải) trong lễ rước linh cữu của cựu hoàng sáng nay.
Các quan chức cấp cao Campuchia dẫn đầu đoàn rước linh cữu với sự tham gia của nhiều tăng lữ và người dân.
Campuchia bắn pháo tiễn biệt cựu quốc vương Sihanouk. Video: Lễ rước cựu hoàng Campuchia tại Phnom Penh
Sau lễ hỏa táng, tro cốt cựu hoàng Sihanouk sẽ được cho vào trong một hũ màu vàng, đặt trong một bảo tháp bên trong cung điện hoàng gia, theo ý nguyện trước lúc qua đời của ông.
Người dân vẫn tiếp tục đến đặt hoa và viếng cựu quốc vương bên ngoài Cung điện Hoàng gia.
Cảnh sát tăng cường lực lượng trên các đường phố ở thủ đô để bảo đảm an ninh cho lễ tang.
Các binh sĩ đứng cạnh dàn pháo trong lễ tập dượt cho đám tang cựu hoàng.
Các công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho tang lễ chính thức, 3 tháng sau khi ông qua đời.
Người dân thắp hương và cầu nguyện cho ông Sihanouk bên ngoài cung điện.
Những ngày này là "cơ hội cuối cùng để vĩnh biệt vị vua vĩ đại", theo lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói trên đài phát thanh quốc gia tuần này.
Trong số các quan khách dự Lễ hỏa thiêu sẽ có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault.
Các ảnh chân dung cỡ lớn của Sihanouk hiện đã được treo dọc các đường phố Phnom Penh và bên ngoài Cung điện Hoàng gia để tưởng nhớ cựu hoàng. Với nhiều người dân Campuchia, cựu quốc vương Sihanouk như cha mẹ và là đại diện của thời kỳ hoàng kim của Campuchia những năm 1950, 1960 khi đất nước giành được độc lập từ Pháp và sống trong nền hòa bình ngắn ngủi trước thời Khmer Đỏ những năm 1970.