Cầu cuốn (Anh)
Kiến trúc sư người Anh Donald MacDonald đã thiết kế cây cầu làm bằng gỗ và thép cao hơn 10 mét này vào năm 2004, phục vụ cho giao thông đường bộ qua kênh đào Grand Union.
Phần tay vịn của cây cầu có hệ thống chạy bằng sức nước, cho phép nó thể co lại thành hình bắt giác khi có tàu thuyền đi qua kênh đào.
Cây cầu đã khiến cho việc lưu thông trên cạn và dưới nước được cải thiện đáng kể.
Bắc qua sông Tyne, nước Anh, cầu Gateshead Millenium là công trình chào mừng thiên niên kỷ mới.
Cầu đảo Flipper (Hong Kong)
Người Hồng Kông quen lái xe bên trái, trong khi đó, người dân đến Trung Quốc Đại lục lại lái xe bên phải. Do đó, nó đã gây ra nhiều phiền toái cho du khách khi đi từ Đại lục vào Hong Kong và ngược lại.
Để giải quyết sự bối rối này, Công ty thiết kế NL Architects của Hà Lan đã đưa một ý tưởng đơn giản nhưng sáng tạo: cầu đảo Flipper.
Điểm đáng chú ý của kiến trúc có hình dạng tương tự như hình số tám này chính là hai làn xe sẽ được tách ra và gối chồng lên nhau.
Như vậy, những người đang lái xe ở làn đường bên phải, khi đi qua điểm giao cắt, sẽ chuyển hướng để đi sang làn bên trái và ngược lại.
Cầu đảo Aiola, Graz, Áo
Từ sở thích ngắm cảnh trên cầu, nghệ sĩ gốc Mỹ Vito Acconci đã thiết kế lên chiếc cầu đảo Aiola vào năm 2003. Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz, chiếc cầu đảo Aiola được thiết kế theo hình con ốc với nhiều ô cửa kính trong suốt.
Cây cầu này không chỉ được sử dụng vào mục đích đi lại, mà còn có nhiều quán bar, quán cafe, rạp chiếu phim và sân chơi, là địa điểm lí tưởng để tắm nắng, thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Cầu rễ cây (Ấn Độ)
Cầu rễ cây tại Ấn Độ có lẽ là cây cầu tốn ít công sức và chi phí xây dựng nhất, vì nó hoàn toàn làm từ rễ cây sung.
Để trồng được một cầu rễ cây như thế này cần phải thực hiện theo các bước sau: tìm một gốc cây sung đủ lớn, buộc những sợi dây dừng quanh gốc cây, cuốn những sợi rễ cây quanh bề mặt và chờ chúng mọc dài thêm thì vắt sang thành cầu bên kia rồi cắm rễ xuống đất.
Chỉ vài năm sau là chiếc cầu đã hình thành chắc chắn và người dân có thể thoải mái đi lại.
Cầu Storseisundet ở Na uy
Đến Na Uy, những khách du lịch mạo hiểm đều không thể bỏ qua cây cầu Storseisundet nối liền các ngôi làng nhỏ dọc biển Đại Tây Dương.
Nếu nhìn ở nhiều hướng khác của cầu, nhiều người lầm tưởng đây là một cây cầu cụt và còn đang dang dở. Song trên thực tế, nó được thiết kế với nhiều khúc cua hiểm hóc và khiến những người yếu tim phải kêu rú lên khi vòng qua những đoạn này.
Cầu băng (Alaska)
Cứ mỗi khi đông đến, thiên nhiên lại ban tặng cho sông hồ tại Alaska những chiếc cầu băng đẹp đến ngỡ ngàng.
Nhân dân địa phương thích thú với những chiếc cầu này tới mức họ đã đắp thêm băng và tuyết vào thành cầu. Những chiếc cầu băng chắc đến nỗi chúng có thể được sử dụng cho việc đi lại khi những con đường qua những chiếc cầu nhân tạo bình thường không thể hỗ trợ được các toa hàng nặng trĩu.
Cầu “tàng hình” Holy Moses (Halsteren, Hà Lan)
Hai kiến trúc sư Ro Koster và Ad Kil đã xây cầu Holy Moses bắc qua một hào nước phòng thủ bao quanh một pháo đài được xây dựng từ thế kỷ 17.
Tuy nhiên, sẽ không thể nhận ra chiếc cầu này nếu như không tới gần, vì trên thực tế, toàn bộ cây cầu giống như một lối đi ẩn ngang mặt nước.
Điều thú vị là người qua cầu có thể chạm tới mặt nước không mấy khó khăn, song cây cầu này không dễ bị ngập ngay cả vào những hôm mưa lớn, vì lượng nước trong con hào rất ổn định.
Cầu Cua (đảo Giáng Sinh, Úc)
Cây cầu này được gọi là cầu Cua vì nó được thiết kế để dành cho hàng triệu con cua mai đỏ di cư từ nơi đẻ trứng trở về đại dương mỗi năm.
Số lượng của đi qua cây cầu này nhiều tới mức nó được mệnh danh là cây cầu kì quái nhất hành tinh.
Cầu xoắn (Vlaardingen, Hà Lan)
Cây cầu này có thể khiến người đi bộ và người đi xe đạp lưu thông dễ dàng nhờ mặt phảng cầu, song nếu nhìn ngắm từ xa, thiết kế chênh vênh, vô cùng nguy hiểm này cũng khiến không ít người phải hốt hoảng.
Cây cầu được thiết kế với khoảng 400 ống xoắn lại với nhau theo một lối kiến trúc được đánh giá là hiện đại và sáng tạo.