Cầu tiêu, vịt trời, bức thư tay…
“Nằm giữa một hồ nước ở bang Maine, gần biên giới Canada, con trai thứ của tôi, Toby, cùng 85 cậu bé khác đang sống trên một hòn đảo nằm giữa hồ nước ở bang Maine, gần biên giới Canada. Không điện, không nước máy, chúng phải dùng thứ được gọi là cầu tiêu thay vì một nhà vệ sinh bình thường”, phóng viên Laura Trevelyan kể lại quãng thời gian mà cậu con trai nhỏ được học cách sinh tồn trong tự nhiên.
“Tàu thuyền đủ mọi kích cỡ là phương tiện di chuyển duy nhất ở đây. Và cũng có rất nhiều vịt trời nữa”.
Được gặp bố mẹ, song Toby không lấy gì làm vui vẻ: "Đáng ra hiện giờ con đang đi trên một con thuyền độc mộc và cắm trại cuối tuần này.. Nhưng con phải ở lại bởi vì cha mẹ đã ghé thăm…Tất nhiên là con cũng muốn gặp mặt bố mẹ", nó nói thêm vội vã, mặc dù không được thuyết phục cho lắm”.
Khi ở nhà, Toby thường xuyên bị nhắc nhở vì chuyện vứt tất bừa bãi, nhưng tại đây, cậu bé đã “quét lều của mình sạch không chê vào đâu được. Ba đứa 9 tuổi khác cũng cầm chổi quét rất hăng hái”.
"Chúng cháu muốn giành giải Chiếc lều sạch nhất", bọn trẻ con ồ lên. Sau đó, chúng ngồi xuống, bắt đầu bàn tán sôi nổi về cuộc thám hiểm ưa thích và ước mơ của mình cho thời gian còn lại ở trại hè.
Toby cũng tỏ ra ngạc nhiên khi biết rằng cậu không thể gọi điện thoại cho bố mẹ từ trại. Đó là bởikhông có điện thoại cố định trên hòn đảo này - chỉ có một chiếc điện thoại di động duy nhất được dùng trong trường hợp khẩn cấp. Thư tay là phương tiện liên lạc được khuyến khích sử dụng.
Laura chia sẻ: “Thứ chúng tôi nhận được là vài dòng
chữ nguệch ngoạc viết vội vàng trên các tờ bưu thiếp - "Các hoạt động đều
thú vị, xin hãy gửi kẹo cho con. Thân ái, Toby".
"Con đã đăng ký học bắn cung và làm đồ gỗ", Toby
viết trên một tấm bưu thiếp khác. "Con đang học kỹ năng sống và con đã làm được 1
cái giáo".
"Không biết nó sẽ làm gì khi trở về nhà”, vợ chồng Laura đều lấy làm ngạc nhiên về những điều đang xảy ra tại một nơi nào đó xa xôi so với ngôi nhà của họ ở thành phố New York (Mỹ).
"Một người vì mọi người, mọi người vì một người"
"Trung thực tốt hơn nổi tiếng", "Một người vì mọi người, mọi người vì một người" là những phương châm của một trong các trại hè lâu đời nhất ở New England.
Trên khắp nước Mỹ, hàng triệu trẻ em đều được trải qua những hoạt động của trại hè như thế này: đêm đốt lửa trại, bị muỗi đốt, nhớ nhà, ngủ trong túi ngủ và sống cùng bạn bè dưới bầu trời đầy sao.
Trại hè sinh tồn một hoạt động truyền thống ở Mỹ từ thế kỷ 19 là cơ hội dành cho các cậu bé, cô bé học tập kỹ năng sống cần thiết trong 6 tuần. Nó được cho là có ảnh hưởng tốt đến việc dạy trẻ em các giá trị của cộng đồng và sớm tự lập trong những vùng thiên nhiên hoang dã.
Các bậc cha mẹ cũng coi trại hè là dịp lý tưởng để cách li con cái khỏi những việc chat chit trên mạng không bao giờ kết thúc, các trò chơi điện tử, điện thoại di động và email.
Về phần mình, Laura cho rằng: “Về lý thuyết, cuộc sống ngoài trời sẽ dạy cho trẻ những kiến thức cũng quan trọng không kém những buổi học chính khóa”.
Tại các trại hè này, các tư vấn viên, thanh niên được giao nhiệm vụ chăm sóc các đứa trẻ chính là những anh hùng thầm lặng. Lời nói của họ chính là “luật” ở đây, và những đứa nhỏ dường như không bao giờ muốn làm trái luật.
Chàng thanh niên 18 tuổi Simon là người tư vấn của Toby và
là một trong những anh hùng như thế. Laura kể: “Chúng tôi đã “đem trộm” một số
thanh sô-cô-la vào trại - một hành động được coi là “bất hợp pháp” trong trại
hè”. Điều Laura cảm thấy bất ngờ là Toby đã tỏ ra đầy chững chạc và dứt khoát: "Mẹ, con sẽ
lấy hai thanh để “bí mật” cho những bạn khác, mẹ hãy đem số còn lại về nhà…Con không
muốn anh Simon bị phạt".
“Chắc chắn, tôi nhận thấy con trai mình đãtrưởng thành một cách tự tin và học được các kỹ năng mà nó không bao giờ có thể có được trong thành phố như buộc dây hay nhóm lửa”.