Người Trung Quốc tiếp tục gặp rắc rối với 'hộ chiếu lưỡi bò'

daquynh |

Cục nhập cư Philippines (BI) cho biết đã bắt đầu thực thi yêu cầu mới về việc ngừng đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.

Trong một bản thông báo, quan chức phụ trách xuất nhập cảnh Philippines Ricardo David Jr. đã chỉ thị cho mọi văn phòng liên quan trên toàn quốc thay vì đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc thì đóng dấu lên trang sau mẫu đơn xin cấp thị thực cho công dân nước này.

Người Trung Quốc tiếp tục gặp rắc rối với 'hộ chiếu lưỡi bò' 1

Trang 8 trong hộ chiếu mới của TQ in bản đồ "lưỡi bò". Ảnh: AP

Quy định mới cũng yêu cầu mẫu đơn cấp thị thực cần đính kèm với hộ chiếu của công dân Trung Quốc khi tới hoặc làm ăn tại Philippines. Ông David cho hay, yêu cầu của ông dựa trên một thông tư do Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) đưa ra nhằm phản đối việc Trung Quốc in hộ chiếu mới mang hình bản đồ lưỡi bò bao gồm các đảo mà Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đường chín đoạn là cách mà Trung Quốc thể hiện tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông bất chấp các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

Ông David nhấn mạnh, các quan chức xuất nhập cảnh Philippines sẽkhông đóng bất kỳ loại dấu nào vào hộ chiếuTrung Quốc như chứng thực đến, đi hay gia hạn... Chỉ thị mới của BI không áp dụng đối với các loại hộ chiếu ngoại giao, công vụ của quan chức Trung Quốc.

Trước đó, DFA tuyên bố, thủ tục mới cho việc cấp thị thực của Philippines là cần thiết để củng cố sự phản đối của nước này với việc Trung Quốc "tuyên bố thái quá" chủ quyền hàng hải.

DFA đã gửi đi thông tư tới các đại sứ quán, lãnh sự quán và cục nhập cư tư vấn cho các cơ quan này thủ tục cấp thị thực mới cho người Trung Quốc. Theo quy định mới, các nhân viên phụ trách xuất nhập cảnh Philippines sẽ đóng dấu vào một mẫu đơn cấp thị thực riêng biệt.

Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết đã gửi công hàmphản đối tới phía Trung Quốcvà nhấn mạnh: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.

Philippines bổ nhiệm nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc

Tổng thống Philippines hôm qua bổ nhiệm nhà ngoại giao cấp cao Erlinda Basilio, được xem là có quan điểm cứng rắn làm tân đại sứ tại Bắc Kinh.

Người Trung Quốc tiếp tục gặp rắc rối với 'hộ chiếu lưỡi bò' 2

Bà Erlinda Basilio (trái)trong một cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying.

Từ cuối tháng 8, bốn tháng sau vụ tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, bà Sonia Brady, bị đột quỵ và do vậy, chiếc ghế đại sứ bị bỏ trống.

Bà Erlinda Basilio, 68 tuổi, khi trên cương vị là thứ trưởng ngoại giao, là người tham gia soạn thảo chính sách đối ngoại của Philippines. Theo các nguồn tin, bà chính là một nhà ngoại giao kỳ cựu, có lập trường cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines trong các tranh chấp với Trung Quốc. Bà đã tham dự các cuộc đàm phán trong khuôn khổ ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Tổng thống Philippines Aquino cho biết việc bổ nhiệm cho thấy mức độ nghiêm túc của Manila trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN, hội nghị các Ngoại trưởng của khối này, họp tại Phnom Penh, đã không ra được thông cáo chung, do Campuchia, nước đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN trong năm 2012, không chấp nhận đề nghị của Philippines, đưa vấn đề căng thẳng ở bãi đá Scarborough vào văn bản này. Là người tham dự các cuộc thương lượng, bà Basilio đã tố cáo thái độ của Campuchia chịu sức ép của Trung Quốc và phản bác các lập luận của Phnom Penh, giải thích về thất bại này.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định, bà Basilio nắm vững các hồ sơ này và tin tưởng vào bà đại sứ để “tăng cường mối quan hệ song phương giữa Philippines và nước láng giềng rất quan trọng và hữu hảo là Trung Quốc”.

Trung Quốc sẽ lấn tới tại Biển Đông

Theo trang tinĐa chiềutại Hong Kong cuối tuần trước, từ những việc như sử dụng hộ chiếu in hình chín đoạn (đường lưỡi bò), đưa ra bản đồ “thành phố Tam Sa” hay kế hoạch chặn và kiểm tra các tàu, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc dường như đã khởi động trở lại đường lối cứng rắn về vấn đề Biển Đông.

Một điểm đáng chú ý khác là việc giới tham mưu chiến lược Trung Quốc đang ấp ủ tìm kiếm bước chuẩn bị tiếp theo cho việc giành lấy chủ quyền Biển Đông.

Theo tiết lộ của truyền thông chính thức Trung Quốc, cùng ngày với việc tỉnh Hải Nam thông qua điều lệ về việc kiểm tra và bắt giữ tàu, hơn 40 nhà tham mưu chiến lược của Trung Quốc đã có mặt tại thành phố Tam Á để tham dự Hội thảo đánh giá tình hình an ninh và tương lai Biển Đông, do Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc tổ chức.

Các nhà tham mưu chiến lược Trung Quốc tham dự hội thảo kiến nghị đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu vấn đề Biển Đông, đưa Biển Đông vào trong chiến lược phát triển thành “cường quốc hải dương” của Trung Quốc, đẩy nhanh việc xây dựng ở Biển Đông cũng như công tác lập pháp trong nước, nhanh chóng đưa ra Luật Biển cơ bản, đồng thời phải tiến hành tổ chức lại lực lượng chấp pháp trên biển, vừa quan tâm tới việc duy trì ổn định vừa phải bảo vệ chủ quyền.

Theo các nhà quan sát, với việc máy bay chiến đấu lần đầu tiên hạ cánh thành công lên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể dự kiến trong tương lai,Trung Quốcsẽ có sách lược lấn tới mạnh bạo hơn trong vấn đề Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại