Mặc dù không có một chứng cứ cụ thể nào về sự sống ngoài hành tinh nhưng có vẻ như là bất cứ chiếc tàu vũ trụ nào được phóng đi hay đang trong dự kiến phóng đi đều đóng mác cho mình một sứ mệnh là “truy tìm sự sống ngoài Trái Đất”.
Sau đây là một vài địa điểm đã được khám phá theo nhận định của các nhà thiên văn học nổi tiếng trên thế giới là có dấu tích của sự sống ngoài hành tinh.
1.Thiên thạch
Đã có khoảng 22,000 khám phá về thiên thạch trên Trái Đất được ghi nhận và người ta đã phát hiện nhiều hợp chất hữu cơ trên các thiên thạch đó.
Vào năm 1996, một nhóm các nhà khoa học công bố rằng họ đã tìm ra được bằng chứng rõ ràng về các vi hóa thạch trên một thiên thạch của sao Hỏa được tìm thấy ở vùng Nam Cực.
Điều này chỉ ra rằng sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh Đỏ khoảng 3,6 tỷ năm trước. Sau nhiều năm tranh luận mạnh mẽ, câu chuyện liệu thiên thạch sao Hỏa có tồn tại sự sống hay không vẫn còn chưa được giải đáp.
Nếu điều này là thật, nó sẽ đưa đến một chứng cứ tuyệt vời ủng hộ cho lý thuyết Panspermia, theo nghĩa đen là “sự sống ở mọi nơi”, điều này có nghĩa là sự sống đến từ vũ trụ và các hành tinh trao đổi sự sống cho nhau – “sự sống” ở đây có nghĩa là các vi khuẩn, chúng có thế tiềm tàng và chống chịu với các môi trường khắc nghiệt.
Sự sống có thể tồn tại trên một hành tinh khác, thậm chí có thế trên một hành tinh gần với sao Hỏa và rồi sau đó chúng sẽ tìm cách quay về trái đất để phát triển.
2. Sao Hỏa
Vùng lãnh thổ tiếp theo là sao Hỏa đã từ lâu là mục tiêu cho những người chuyên săn tìm sự sống ngoài trái đất, nhưng khoang cảnh cằn cỗi và hoang tàn nơi đây lại chuyển hướng chú ý của những người thợ săn này từ việc tìm kiếm những người ngoài hành tinh màu xanh nhỏ bé sang việc tìm kiếm những dạng sự sống giản đơn hơn.
Tuy nhiên có chứng cứ cho thấy rằng Hành tinh Đỏ đã từng có một quá khứ ẩm ướt và ấm áp hơn với những đáy sông cạn kiệt nước, những đỉnh băng, những ngọn núi lửa và các khoáng chất hình thành có sự hiện diện của nước.
Vào năm 2008, Tàu thám hiểm Phoenix gửi những bức ảnh về các tảng băng tìm được khi lấy một mẫu đất trên đó, đây là một khám phá to lớn trong việc tìm kiếm yếu tố nước ở đây – một thành tố quan trọng cho sự sống.
Một thành tố chủ chốt nữa cho sự sống được tìm thấy một năm sau đó: Các nhà khoa học NASA phát hiện ra metan trong bầu khí quyển ở Sao Hỏa, điều này chỉ ra rằng hành tinh này vẫn còn có sự sống.
Mặc dù người ta khẳng định rằng, không có sự sống nào trên Sao Hỏa nhưng các nhà khoa học tin rằng nơi đây vẫn ẩn chứa các loại vi khuẩn sản sinh ra metan và là biểu hiện đầu tiên của sự sống trên Trái Đất, bởi vậy nếu những loại sự sống này tương tự như trên sao Hỏa thì hẳn chúng đang tồn tại âm ỉ ngay bên dưới bề mặt hành tinh này.
3.Vệ tinh Europanev
Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của sao Mộc, được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610. Europa có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng (vệ tinh của Trái đất chúng ta) một chút. Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá silicate và có thể có lõi bằng sắt. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp băng đá ở ngoài cùng là một lớp nước dày.
Do bất cứ nơi nào có nước trên Trái đất, sự sống đều có khả năng xuất hiện và sinh sôi nên trong nhiều năm, giới khoa học gia đã đồn rằng Europa có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy biển của Europa chứa đầy khí oxy, có thể hỗ trợ sự sống của hàng triệu tấn sinh vật thủy sinh như những loài vẫn tồn tại trên Trái đất. Bên cạnh đó, nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của sao Mộc, đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm và giúp duy trì sự sống.
Để xem liệu có loài sinh vật nào tồn tại và phát triển trên Europa, các nhà khoa học đã đề xuất sứ mạng đào xuyên qua lớp vỏ của vệ tinh này, thông qua những phương pháp như dùng nhiệt làm nóng chảy băng đá, sử dụng mũi khoan để phá đá và điều khiển rôbốt thám hiểm đại dương nằm sâu phía dưới.
4.Vệ tinh Callisto
Callisto là vệ tinh nằm ở ngoài cùng trong số 4 vệ tinh lớn (gọi là vệ tinh Galileo) của Sao Mộc. Callisto cấu tạo từ một nửa là đá và một nửa là băng nước, có thể có thêm một số loại băng dễ bay hơi như ammoniac.
Giống như Europa, Callisto được cho là có khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Có thể có những dạng sống vi sinh vật tồn tại trong đại dương bên dưới bề mặt của Callisto.
Mặc dù vậy, khả năng tồn tại sự sống trên Callisto không nhiều như Europa. Nguyên nhân căn bản là do lớp đại dương này có thể không có những vật liệu rắn cần thiết cho sự sống cũng như thiếu đi nguồn trao đổi nhiệt từ vùng lõi của Callisto.
Từ năm 2003, NASA đã đưa ra ý tưởng về một căn cứ trên Callisto với một nhà máy có thể sản xuất nhiên liệu cho những cuộc hành trình xa hơn vào không gian việc xây dựng một căn cứ tại Callisto cũng giúp con người có cơ sở để tiếp tục khám phá vệ tinh Europa, cũng như có thể lợi dụng lực hấp dẫn từ Sao Mộc để tăng tốc cho các tàu vũ trụ hướng xa hơn ra bên ngoài hệ Mặt Trời.
5.Vệ tinh Titan
Titan hoặc Saturn VI là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ , vệ tinh duy nhất được biết có một khí quyển đặc,và vệ tinh duy nhất ngoài Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về sự hiện diện của nước ổn định đã được khám phá.
Titan được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá. Mật độ khí quyển dày đặc khiến chúng ta khó tìm hiểu về bề mặt của Titan cho tới khi các thông tin mới được thu thập với phi vụ Cassini–Huygens năm 2004, gồm cả việc phát hiện các hồ hydrocacbon lỏng tại các vùng cực của vệ tinh này.
Chúng là những vật thể lỏng lớn, ổn định duy nhất tồn tại trên bề mặt của bất kỳ một vật thể từng biết nào ngoài Trái Đất. Về địa chất, bề mặt vệ tinh này còn trẻ; dù các ngọn núi và nhiều núi lửa băng (dạng phun trào giống núi lửa nhưng thành phần chủ yếu là băng) có thể có đã được phát hiện, bề mặt khá phẳng với chỉ một ít hố va chạm .
Sự tương đồng giữa vệ tinh Titan và Trái Đất đã đưa đến cho các nhà khoa học nghi vấn rằng liệu có tồn tại sự sống tương tự như trên Trái Đất ở vệt tinh này?