Trên thế giới có rất nhiều câu chuyện cảm động về những cụ ông, cụ bà suốt đời sống vẹn nghĩa, vẹn tình cùng nhau vượt qua mọi sóng gió, khổ đau mà không một lời oán thán. Đó thực sự là những câu chuyện tình yêu không có tuổi đời, không lời nào có thể kết tinh những tấm lòng son sắt ấy.
Hạnh phúc viên mãn của đôi vợ chồng 100 tuổi tại Trung Quốc
Ở thôn Thạch Hàm, thị trấn Tây Hà, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hình ảnh ông lão hơn trăm tuổi tuổi bón cơm cho vợ, khiến nhiều người cảm động. Dù đã cưới nhau 75 năm, nhưng tình cảm của họ vẫn mặn nồng như xưa.
Ông lão tên Lại Quyền Lễ (24/5/1911) cùng vợ là Hà Nhu Anh (11/4/1911) 101 tuổi là cặp đôi nhiều tuổi nhất thôn.Hai ông bà già ở nhà, tự chăm sóc nhau. Do bà cụ già yếu, ông Lễ ngày ngày rửa bát, nấu cơm, giặt quần áo, bón cơm,... cho vợ không chút phàn nàn.
Ông cụ cả đêm cõng vợ trên vai dưới giếng lạnh
Tháng 8 năm 1968, trận bom Mỹ ác liệt đã làm cho sức khỏe của bà Nguyễn Thị Tâm bị suy giảm nghiêm trọng, không những thế, năm 1973, bà phát hiện mình bị thần kinh.
Năm 1978, bệnh của bà trở nên trầm trọng, các bác sỹ cũng phải lắc đầu.Cứ vào những ngày mưa, sấm chớp càng lớn, bệnh của bà càng phát mạnh, bà nghe tiếng sấm sét tưởng tiếng bom. Căn nhà tranh của ông bà then cài cửa không đủ chắc chắn để cản lại cơn điên bà gánh chịu.
Ông Hoa bên người vợ điên loạn của mình.
Có lần, giữa đêm mùa đông giá lạnh, bà lên cơn chạy ra ngoài và rơi xuống chiếc giếng mới đào chưa kịp xây thành. May mắn, vùng đồi núi nên nước trong giếng không sâu, chỉ ngang ngực. Ông nhảy theo xuống giếng và cho bà ngồi trên cổ. Hồi đó làng xóm còn thưa thớt, nhà nhà cách nhau xa nên tiếng kêu giúp đỡ của ông vọng lên chỉ màn đêm nghe được.
Khổ nhất là chuyện vệ sinh của bà cụ, thích đâu bà “đi” ở đấy, rồi còn nghịch như đứa trẻ làm ông phải dọn. Rồi mỗi lần tắm rửa, cắt tóc, cắt móng chân móng tay, ông phải ngồi “nịnh” hàng giờ đồng hồ bà mới đồng ý. Sáng nào ông cũng đi chợ mua bún, bánh đúc cho bà, đấy là những món bà thích từ thời con gái.
Xót xa cảnh cụ 80 lết đi xin nước nấu cơm cho chồng
Căn nhà 3 gian bé nhỏ, đơn sơ của đôi vợ chồng già tàn tật Phạm Văn Thịnh và Trần Thị Liễu (xã Xuân Lôi - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc) chỉ có chiếc bàn, chõng tre cọt kẹt và 2 chiếc giường ngủ cũ kỹ.
"Bà ấy tuy hơn tuổi, nhưng yêu thương và chăm sóc tôi lắm" - ông Phạm Văn Thịnh
Bà Trần Thị Liễu năm nay đã 80 tuổi. Khi còn trẻ, bà bị mắc bệnh phong gió. Một lần đi mổ, chân bà bị rò nước, phải rút xương. Đến nay, từ phần bánh chè trở lên hầu như không còn xương.
Chồng bà Ngà, ông Phạm Văn Thịnh 75 tuổi. Năm lên 8 bị ngã, do không được chữa trị chân đến nơi đến chốn nên nay ông không đi lại được. Một bên mắt cũng không còn nhìn được rõ.Đã bước qua tuổi 80 nhưng hàng ngày bà Liễu vẫn lê chân tàn tật sang nhà hàng xóm xin từng xô nước về để nấu ăn và giặt giũ cho chồng khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa.
Cộng đồng mạng rưng rưng với bức ảnh "Tình yêu không lời"
Bức ảnh được đưa lên mạng xã hội Facebook vào lúc 12h20 ngày 31/7/21012 không một lời giới thiệu, chỉ đơn giản là một hình ảnh thật ý nghĩa. 30 phút sau đó đã có 28.744 lượt người thích bức ảnh này cùng 1000 ý kiến chia sẻ với nhân vật trong ảnh dù không biết họ là ai? Và lượng người thích bức ảnh còn liên tục tăng hàng trăm người mỗi phút.
Nhiều người đồng loạt gọi bức ảnh với cùng cái tên: "Bức ảnh tình yêu không lời" cũng như ngưỡng mộ tấm chân tình của cụ ông dành cho cụ bà trong bức ảnh.