Người dân bôi bẩn đài tưởng niệm
Trẻ con chạy nhảy trên bảng tên của những nạn nhân thiệt mạng, người dân tạt nước từ vòi phun cho dịu cơn nóng ngày hè, những vết trầy xước trên các tấm bia… là cảnh tượng không hiếm gặp tại Đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9/2001 tại New York (Mỹ).
Thậm chí, một phụ nữ đã từng trực tiếp chứng kiến cảnh có người ngồi lên tên của con mình và còn làm đổ café lên đó.
Theo Tờ New York Post, có người
đã từng ví rằng cảnh tưởng ở Đài tưởng niệm như ở
Công viên Disney, nếu nhìn vào cách mà nhiều người dân đối xử với nó cũng như cách mà
người ta xếp hàng dài để được vào bên trong.
“Mọi người cười nói, chụp ảnh, rất nhiều người dựa vào các tấm bia khắc tên bạn bè tôi trên đó, họ cầm cốc Starbuck giống như đứng ở bàn bếp”, Pizzitola, một cô gái trẻ có bạn qua đời trong vụ khủng bố đã viết vậy ở bức thư gửi Chủ tịch đài tưởng niệm Joe Daniels.
Trước đó, hồi tháng 6, các sinh viên từ một trường trung học đã bị đuổi ra khỏi đài tưởng niệm sau khi nén bóng chày và cả rác xuống hồ nước. Một tuần sau đó, một nhân viên tuần tra lại phát hiện ghế đá ở quảng trường Đài tưởng niệm bị người dân viết chữ lên đó, bôi bẩn ghế.
An táng ở bãi rác
Những hạn
chế trong công nghệ giám định ADN đã khiến các nhà khoa học Mỹ không thể xác
định được danh tính của khoảng hơn 1.000 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố. Điều đó đồng
nghĩa với việc chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm an táng những công dân xấu số
này.
Vậy nhưng, cách mà người ta đối xử với những thi thể không thể tìm về được với gia đình lại đang gây tranh cãi.
Theo một bản báo được Lầu Năm Góc công bố ngày 28/2, tro của một số nạn nhân vô danh được đặt trong các thùng kín niêm phong sau khi đem hỏa táng. Những thùng này sau đó được chuyển giao cho căn cứ Không quân Dover (DPM) để đem thiêu hủy lần thứ 2.
Song, thực tế là tro sau lần hỏa táng thứ 2 đã bị nhà thầu đổ ra... bãi rác. Còn Tham mưu Không quân Mỹ Norton Schwartz và Bộ trưởng Không quân Michael Donley cho hay họ hoàn toàn không biết gì cho tới khi mọi chuyện được công khai trong báo cáo.
Ông Schwartz khẳng định: “Tới bây giờ, theo như chúng tôi biết, chúng tôi đã làm theo chỉ đạo về cách thức thực hiện”, còn “việc xử lí tại bãi rác không được đề cập trong hợp đồng”.
Ông này cho rằng một trong những lí do gây ra cách “an táng” này là sự nhầm lẫn
về ý nghĩa chính xác của cụm từ “Bước xử lí cuối cùng”.
Tướng về hưu John Abizaid, người phụ trách tiểu ban điều tra độc lập về vấn đề này thì giải thích rằng một số bang đã hiểu rằng bước xử lí cuối cùng là đưa xác vào lò thiêu, trong khi đáng ra nó nên được hiểu là thu xếp nơi yên nghỉ cuối cùng cho các hài cốt.
Lời nói dối?
Một vài nạn nhân may mắn hơn được Bảo tàng tưởng niệm 11/9 đồng ý chôn cất dưới mặt đất, trong một khu đất gần bảo tàng. Những nhà chức trách của Bảo tàng này khẳng đinh sở dĩ họ đưa ra được quyết định này là bởi đã nhận được những “phản hồi đồng ý chiếm đa số” từ gia đình các nạn nhân.
Nhưng ngay khi kế hoạch công khai, nó đã vấp phải sự phản đối từ chính những người đã được Bảo tàng hỏi ý kiến. Nguyên nhân là bởi các gia đình này nói rằng họ “chưa từng được thông báo hoặc được hỏi ý kiến về dự án”!
Ông Jim Riches, chủ tịch hội Gia đình và Bố mẹ của Lính cứu hỏa và các nạn nhân Trung tâm thương mại thế giới, cho biết một nhóm thành viên của tổ chức này đã gửi email tới 1.000 thành viên, và “trong số 350 gia đình trả lời lại email này, 95% nói rằng họ muốn xác những nạn nhân này được yên nghỉ trên mặt đất, giống như Mộ của những Binh lính vô danh”.
Can phạm vẫn chưa bị xét xử!
Công tố viên quân sự Mark Martins cho biết vụ xét xử chính thức có thể sẽ chỉ bắt đầu thực sự vào năm 2016 - 15 năm sau khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra. Và nó có thể là một vụ xử kín.
James Connell, một trong những luật sư biện hộ cho các nạn nhân đã bày tỏ sự không hài lòng về việc vụ xét xử không được phát sóng truyền hình. "Các thủ tục tố tụng cũng như vụ xét xử cần phải được truyền hình để công chúng, gia đình của các nạn nhân hoặc những người quan tâm đều có thể xem".
Mặc dù khẳng định 4 năm nữa là thời hạn hợp lý, song ông Connel vẫn bày tỏ sự không hài lòng vì sự nhiều yếu tố đang gây trì hoãn phiên tòa. Cụ thể, theo ông này, quyết định tổ chức phiên tòa tại Vịnh Guantanamo chứ không phải New York của Chính phủ Mỹ sẽ làm chậm trễ vụ xét xử.