Nam Cực từng là rừng nhiệt đới?

myle |

Hoạt động khoan thăm dò đáy biển ngoài khơi Nam Cực hé lộ bằng chứng về một khu rừng nhiệt đới 52 triệu năm trước.

Khi nghiên cứu lõi trầm tích từ đáy đại dương, ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Cực, các nhà khoa học đã phát hiện được hóa thạch của một loài phấn hoa từ một khu rừng “cận nhiệt đới” từng che phủ Nam Cực trong kỷ Eocene, 34-56 triệu năm trước.

Nhà khoa học người Úc Kevin Welsh cho biết: phân tích hạt nhân của các phân tử nhạy cảm với nhiệt độ cho thấy 52 triệu năm trước, Nam Cực có mức nhiệt khoảng 20 độ C:  "Có rừng trên đất liền, không hề có sự hiện diện của băng đá, nó có thể đã từng rất ấm áp... Thật đáng ngạc nhiên, bởi vì rõ ràng hình dung của chúng ta về Nam Cực là một nơi rất lạnh và toàn băng".

Welsh cho rằng mức độ cao bất thường của khí carbon dioxide trong khí quyển là nguyên nhân chính khiến Nam Cực ấm áp và không có băng. Nồng độ CO2 trong không khí ước tính lên tới 990 đến "vài nghìn" phần triệu tại thời điểm đó.

nam-cuc-tung-la-rung-nhiet-doi

Lục địa băng này có thể từng là rừng nhiệt đới.

Welsh mô tả những phát hiện này là  "rất quan trọng" trong việc tìm hiểu về vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai, đặc biệt nó giúp thấy được tầm quan trọng của Nam Cực và lượng nước  "rất lớn" được lưu trữ trên bề mặt sẽ cung cấp cho toàn bộ hành tinh.

"Nó chỉ ra rằng nếu chúng ta nhìn lại các thời kỳ có nồng độ CO2 cao trong khí quyển, thì rất có khả năng sẽ có thay đổi mạnh mẽ tại những khu vực quan trọng trên trái đất, nơi băng hiện đang tồn tại", ông nói.

Welsh cho biết Hội đồng liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán rằng băng sẽ gần như biến mất ở Nam Cực  "vào cuối thế kỷ này". Điều này đồng nghĩa với việc Nam Cực cũng có thể sẽ biến mất hoàn toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại