Với người dân địa phương, thủ đô Ulan Bator của họ, nhà của một nửa trong số 2,7 triệu dân Mông Cổ, đã trở thành nơi kết hợp giữa niềm hy vọng và nỗi lo sợ.
Giữa các khu nhà
chung cư đổ nát và những tòa cao ốc đang mọc lên, đang nổi lên một cuộc
tranh luận dữ dội về tác động của việc khai thác khoáng sản.
Dù có hứng thú hay không, phải
thừa nhận rằng, ngành công nghiệp khai khoáng đang thay đổi Ulan Bator.
Vài năm trở lại đây, người dân đã khó có thể thấy được đường chân trời ở
thành phố, do ảnh hưởng của những tòa cao ốc.
Thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ, nhìn từ một nhà hàng hạng sang. Ảnh:Theo The New York Times
"Nếu không nhờ khai khoáng, nơi này vẫn sẽ không thay đổi so với 50 năm trước đây", Haydn Lynch, người chuyển từ Sydney tới Mông Cổ hồi tháng 4 để điều hành một công ty khai mỏ, cho biết.
Tuy nhiên, sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phần người dân cũng song song với các vấn đề của những người không theo kịp. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng thu hút hàng nghìn nông dân từ các thảo nguyên chạy trốn mùa đông giá rét ở nông thôn.
Họ đến và sống ở ngoại ô thành phố trong các khu ổ chuột đông đúc. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, điện nước thiếu thốn. Thậm chí những người thiếu may mắn phải chấp nhận qua đêm ở gầm cầu và cống thoát nước.
"Mông Cổ đang ở ngã ba đường", Saurabh Sinha, một nhà kinh tế học tại Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Ulan Bator, nói. "Liệu chính phủ sẽ sử dụng khai thác tài nguyên một cách vững mạnh và lâu dài để cải thiện cuộc sống của người dân trên khắp đất nước, hay sẽ trở thành một Nigeria thứ hai?"
Theo VnExpress