Mẹ của bé Ng Kian Weng đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện con trai rơi vào trạng thái hôn mê, mặt mày tím tái trong căn hộ của gia đình ở Desa Indah, Relau, Malaysia vào khoảng 6 giờ sáng ngày 7/9.
Cậu bé đã ngay lập tức được gia đình đưa vào bệnh viện tư Penang, cách nhà khoảng 3km. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết em đã chết trên đường đến bệnh viện.
Mẹ của bé Kian Weng (bên phải) vô cùng đau đớn vì cái chết bất ngờ của con.
Cảnh sát sau khi nhận được thông báo từ phía bệnh viện đã tiến hành các kiểm tra cần thiết. Khám nghiệm tử thi tại bệnh viện Penang cho thấy cậu bé chết do bị sặc sữa.
“Điều tra ban đầu cho thấy không có vết thương trên thân thể em bé xấu số”, ông Gan Kong Meng, phó cảnh sát trưởng khu vực, khẳng định.
Được biết, bé trai này là con thứ 2 của cặp vợ chồng. Cái chết của cậu bé chưa đầy tháng tuổi được cảnh sát xác định là tai nạn. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra vẫn được tiến hành.
Tại nhà xác bệnh viện, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mẹ cậu bé, vô cùng đau đớn khi nhận xác con vào khoảng 13 giờ 30 cùng ngày.
Thi thể Kian Weng được đặt vào một chiếc quan tài nhỏ. Gia đình cũng để vào đó những thứ thuộc về cậu bé như sữa bột và đồ chơi. Em được hỏa thiêu sau đó tại lò hỏa thiêu Batu Gantong.
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa? Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch. Trẻ bị sặc sữa, nguyên nhân thường là người mẹ hoặc giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, hoặc do bình sữa núm vú cao su có lỗ thông quá rộng (ở trẻ phải bú sữa bình)... Trong tư thế nằm, thực phẩm rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngưng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong. Xử trí khi bị trẻ sặc sữa Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể tử vong vì thiếu ôxy. Do đó cha mẹ hoặc người nhà cần sơ cứu ngay trước khi đưa đến bệnh viện. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa Tư thế đúng khi cho trẻ bú bình. - Nếu trẻ bị sặc, người tím tái... nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc, chơi đùa được, có 2 khả năng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Cách xử lý thích hợp lúc này là cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần bế trẻ lên cho dị vật không đi ngược lên trên, rồi đưa đến bác sĩ ngay. - Trong trường hợp trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, người trông trẻ phải đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay. Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần. - Đối với trẻ có dấu hiệu ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không. Phòng tránh sặc sữa ở trẻ - Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ. - Không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười gây sặc. - Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay, đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú. - Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ. - Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. - Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ. Theo Sức khỏe và Đời sống |