Hôm 5/2, cảnh sát rừng Ahmad Main đang ngồi một mình trong văn phòng thì một con rồng Komodo bò vào và bất ngờ tấn công anh này. Hốt hoảng, Main vội vàng nhảy lên ghế, song vẫn bị cắn vào chân.
Năm 2009, chính anh này cũng từng bị một con cá sấu ở vườn Quốc gia cắn.
Usman Li, 25 tuổi, một nhân viên của vườn quốc gia, khi nghe thấy tiếng hét của Main đã chạy tới và cố gắng kéo con vật dài 2 mét này ra khỏi đồng nghiệp. Nhưng kết quả là Usman cũng bị cắn vào chân.
Con rồng đã bỏ đi sau khi một và vài nhân viên tại vườn quốc gia này tìm cách đuổi nó đi.
Ahmad đã phải khâu 41 mũi, trong khi đó, Usman cũng phải khâu 42 mũi.
Giám đốc vườn quốc gia, ông Sustyo Iryono cho biết rổng Komodo rất nhạy cảm với âm thanh và các chuyển động. Chúng là loài thằn lằn lớn nhất và xuất hiện ở một số đảo của Indonesia như đảo Komodo, Rinca, Flores. Rồng Komodo là loài ăn tạp, chúng có thể ăn cả chim, vịt, khỉ, trâu nước, đôi khi còn tấn công và ăn thịt người.