Hạn hán kéo dài ở Mỹ: Khát nước, khát lương thực

daquynh |

Trận hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của một nửa dân số.

Hạn hán kéo dài ở Mỹ đã phá hủy gần như toàn bộ những cánh đồng ngũ cốc, đồng thời đẩy giá lương thực tăng cao một cách chóng mặt. Hiếm có trong lịch sử, một bộ trưởng đã phải thừa nhận sự bất lực của mình. Bộ trưởng nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack chia sẻ: “Hằng ngày tôi vẫn quỳ gối cầu nguyện trước Chúa. Nếu điều đó có thể giải quyết được vấn đề, tôi sẽ và vẫn sẽ tiếp tục làm”.

Đây là trận hạn hán nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong vòng hơn 50 năm qua, đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của một nửa dân số và phá hủy tới 78% sản lượng ngũ cốc chủ yếu trên toàn quốc. Kết quả từ 6 tháng nóng lịch sử ở cường quốc lớn nhất này, giá lương thực tăng cao và nạn đói ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên toàn thế giới.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên khan hiếm lương thực và thậm chí các địa chính trị lương thực còn trở thành vấn đề ưu tiên cốt lõi hơn cả các vấn đề về năng lượng. Ban đầu, chính phủ Mỹ hy vọng sản lượng ngũ cốc năm nay sẽ làm cải thiện được tình hình lương thực hiện nay. Mùa xuân ấm áp đầu năm báo hiệu cho một mùa màng bội thu, nông dân khắp các trang trại đã đặt ra mục tiêu thu về 96 triệu mẫu ngũ cốc, diện tích lớn nhất trong 75 năm. Đến đầu tháng 5, bộ nông nghiệp dự đoán sản lượng sẽ còn tăng thêm tới 20%.

han-han-keo-dai-o-my-khat-nuoc-khat-luong-thuc

Trớ trêu thay, trước nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng, nhiều diện tích ngũ cốc đã bị phá hủy, hiện chỉ còn khoảng 1/3 vẫn sống trong điều kiện khí hậu ổn định. Chính phủ Mỹ bấy giờ đã hạ mức dự đoán của mình xuống còn 12%, tuy nhiên, con số này có khả năng sẽ cò giảm nữa.

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá ngũ cốc đã tăng hơn 50% lên mức kỉ lục, giá lương thực thế giới nhờ thế mà cũng rục rịch “té nước theo mưa”. Đây thực sự là một “tin tử” cho các nước phát triển khi lạm phát sẽ tăng và tốc độ phục hồi chậm lại. Còn đối với người nghèo đã sống 9 tháng đói ăn ở các quốc gia đang phát triển, đó còn là một thảm họa, có những gia đình người Ấn Độ và Nigeria đã phải trải qua ít nhất một ngày trong tuần không có gì ăn.

Tuy nhiên, có lẽ đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Chương đầu của cuốn sách Full Planet có trích dẫn: “thế giới đang chuyển từ một vùng đất có nguồn lương thực vô tận sang một vùng đất ‘bỏ hoang’ với nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm”.Trong thế giới đó, các vấn đề như tốc độ tăng trưởng dân số cao, nguồn nước cạn kiệt, xói mòn đất và biến đổi khí hậu lại là những tác nhân lớn trực tiếp đe dọa đến năng suất và sản lượng lương thực.

Diệu Thương

Theo Telegraph

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại