'9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam' |
Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
'Trung Quốc khiêu khích Việt Nam' |
Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.
"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sỹ Lieberman nói.
Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington trong hai ngày 27 và 28/6.
'Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời' |
Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
"Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)", Financial Times dẫn lời ông Yu nói. "Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".
CNOOC được dùng như một công cụ để "nắn gân" các nước |
Mạng Strafor của Mỹ ngày 29/6 đã vạch rõ tham vọng của Trung Quốc thông qua hành động gọi thầu quốc tế của SNOOC, một trong ba tập đoàn năng lượng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.
Theo Strafor, SNOOC đóng vai trò chính trong tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc. CNOOC được dùng như một công cụ để "nắn gân" các nước. Nếu được thì cưỡng chiếm luôn khu vực được mời thầu. Nếu không được thì rút lui, đổ lỗi cho sáng kiến riêng của tập đoàn này chứ không phải chủ trương của nhà nước Trung Quốc.
'Sẽ có ngày TQ đòi chủ quyền cả Mặt trăng' |
Bác bỏ việc Trung Quốc dựa vào “bản đồ cổ” để đòi chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, thượng nghị sĩ Enrile vạch rõ: “Nếu chấp nhận logic này thì chắc Ấn Độ sẽ làm chủ toàn bộ Ấn Độ Dương, còn eo biển Magellan chắc thuộc về Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha”.
Và như ông mỉa mai, rồi đây với việc đưa người lên quỹ đạo, sẽ có lúc Bắc Kinh đưa người lên Mặt trăng, sao Hỏa hoặc sao Kim, rồi tuyên bố phát hiện “dấu vết Trung Quốc” tại đó.
“Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đòi chủ quyền trên Mặt trăng và các hành tinh này” - ông Enrile kết luận.
Nhật Ly
(Tổng hợp)