Cuộc hội ngộ của "3 bên" trên đảo tranh chấp Trung-Nhật thất bại

myle |

Nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Kông đang chuẩn bị những bước cuối cùng cho hải trình tới quần đảo tranh chấp.

Cuộc hội ngộ của các nhà hoạt động từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan ở đảo tranh chấp Trung-Nhật đã thất bại và hiện chỉ còn nhóm các nhà hoạt động Hồng Kông đang chuẩn bị tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền của Nhật.

cuoc-hoi-ngo-cua-3-ben-tren-dao-tranh-chap-trungnhat-that-bai

Nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Kông đang chuẩn bị những bước cuối cùng cho hải trình tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. Nhóm này dự kiến tới gần quần đảo, nằm ở phía đông bắc Đài Loan và bắc đảo Ishigaki, thuộc tỉnh Okinawa của Nhật, vào sáng ngày thứ năm. Tuy nhiên, một quan chức của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật cho biết, cơn bão nhiệt đới đang tới, chắc chắn sẽ tới Đài Loan vào thứ tư, có thể làm hỏng kế hoạch của nhóm người trên. Quan chức này cho biết thêm lực lượng phòng vệ bờ biển hiện không thấy bất kỳ tàu của nhà hoạt động nào trong khu vực quần đảo.

Hôm qua, văn phòng Thủ tướng Nhật công bố đã thành lập trung tâm quản lý kiểm soát khủng hoảng để đối phó với vấn đề của các nhà hoạt động Hồng Kông.

Hải trình là động thái mới nhất trong hàng loạt diễn tiến liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và các nước láng giềng. Nó diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới quần đảo do Hàn Quốc kiểm soát và cũng được Nhật tuyên bố chủ quyền, làm xấu đi mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul. Quần đảo được Hàn Quốc gọi là Dokdo trong khi Nhật gọi là Takeshima.

Tháng trước căng thẳng nổ ra giữa Tokyo và Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo, gây ra cuộc đối đầu với lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật. Vụ việc diễn ra sau khi Thủ tướng Nhật Noda cho hay chính phủ của ông đang xem xét mua quần đảo hiện đang được tư nhân sở hữu này.

Chan Miu-tak, Ủy ban hành động Hồng Kông bảo vệ quần đảo Điếu Ngư, cho biết trước khi thực hiện phần cuối cùng cho chuyến đi tới quần đảo tranh chấp, nhóm 14 người của ông hi vọng có thể ghé cảng Keelung ở Đài Loan vào ngày thứ ba để mua thực phẩm. Quần đảo được Đài Loan gọi là Tiaoyutai.

Nhóm gồm các nhà hoạt động từ Ma Cao và Hồng Kông, cùng các nhà báo ở truyền hình Phượng Hoàng (Phoenix) ở Hồng Kông cũng như thủy thủ đoàn, ông Chan cho hay. Trước đó nỗ lực cập cảng Taichung ở Đài Loan đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển địa phương ngăn chặn, ông cho hay.

3 nhóm từ Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc đại lục mới đầu dự kiến sẽ “hội ngộ” để cùng nhau tới quần đảo tranh chấp, song các nhóm Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã rút, chỉ còn các nhà hoạt động Hồng Kông.

Nhóm các nhà hoạt động Hồng Kông đã rời Đài Loan vào ngày chủ nhật, bất chấp nỗ lực của cảnh sát biển Hồng Kông ngăn chặn họ tiến vào vùng biển quốc tế.

Trong khi đó hôm thứ hai vừa qua, chính phủ Nhật đã bác yêu cầu của một nhóm nhà lập pháp tới thăm Senkaku vào chủ nhật này nhằm làm lễ tưởng niệm những người thiệt mạng trong các vụ không kích của Mỹ gần khu vực năm 1945. Các nhà lập pháp thay vào đó đang xem xét tiến hành lễ tưởng niệm từ một tàu gần quần đảo.

Trước đó có tin ông Mao Iwasaki, tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đã lệnh cho lực lượng phòng vệ bờ biển, không, hải quân chuẩn bị cho cuộc xung đột trên quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên, theo tin mới nhất do Thời báo Hoàn cầu đăng tải, Đại sứ Nhật tại Trung Quốc đã bác bỏ thông tin này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại