Buổi lễ được diễn ra ở Qunu, gần nhà cựu tổng thống Nelson Mandela. Mỗi năm, hàng ngàn nam thiếu niên từ các bộ lạc đã bị cô lập trong 1 tháng và trải nghiệm sự đau đớn của việc cắt bao quy đầu do một bác sĩ phẫu thuật truyền thống thực hiện.
Ông Mandela đã miêu tả cảm giác của mình trong lễ cắt bao quy đầu ở tuổi 16 như sau: “Tôi cảm giác như có ngọn lửa đang đi qua tĩnh mạch. Sự đau đớn dữ dội như đâm thẳng vào ngực. Không nói một lời nào, bác sĩ kéo bao quy đầu của tôi về phía trước. Và chỉ một chuyển động duy nhất, ông đưa mọi thứ sắc nhọn cắt đứt nó. Thời gian dường như trở nên bất tận cho tới khi tôi chợt nhớ lại và khóc. Khi phục hồi tôi kêu lên “tôi là một người đàn ông””.
Ngoài việc cắt bao quy đầu, các chàng trai còn phải trải qua một loạt các bài kiểm tra về sự sinh tồn mà đôi khi phải sống trong cảnh không có quần áo mặc trong mùa đông ở Nam Phi. Khuôn mặt của họ được sơn bằng đắt sét màu đỏ hoặc màu trắng và họ cũng được pha chế thảo dược để uống.
Theo số liệu năm 2011 có 11 chàng trai bị thiệt mạng, 5 chàng trai bị thương nặng ở bộ phận sinh dục đã được cắt bỏ và có tới 300 người đã được đưa tới bệnh viện để điều trị. Con số này đã gần như tăng gấp đôi vào năm ngoái, có 42 chàng trai đã bị chết sau khi cắt bao quy đầu hỏng. Các nhà hoạt động nhân quyền đã kêu gọi chấm dứt các truyền thống văn hóa nguy hiểm này. Phát ngôn viên của “Sonke Gender Justice Network”-một tổ chức phi chính phủ về giới tính đã nói: “Tại sao chúng ta lại cho phép những hoạt động văn hóa cướp đi người trẻ của thế hệ tương lai”.
Cảnh sát Nam Phi cho biết, tháng trước có 23 thanh thiếu niên đã chết trong vòng 9 ngày khi buổi lễ bắt đầu.